Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích?

Helen Adams Keller sinh ra tại Tuscumbia, Alabama. Khi chào đời được khoảng 19 tháng, bà bị ốm
nặng sốt cao viêm màng não và không may hỏng mất đôi mắt, và sau đó tai cũng bị điếc. Gia đình bất hạnh
chứng kiến đứa con gái vùa lớn lên vừa chống chọi với số phận nghiệt ngã, càng lớn thì tính tình của Keller
càng nóng nảy cáu gắt.
Năm 1886, mẹ bà tình cờ biết được một đứa bé cũng bị mù - điếc như con mình nhưng đã được dạy dỗ
thành công, liền tới Baltimore, Maryland gặp bác sĩ để xin lời khuyên. Người bác sĩ này khuyên bà nên tới
gặp Alexander Graham Bell, lúc đó còn đang là một nhà chuyên môn chuyên làm việc với những trẻ em bị
điếc tại địa phương. Bell lại giới thiệu bà mẹ đưa con gái của mình tới học tại trường Perkins dành cho người
mù, tọa lạc tại Nam Boston, tiểu bang Massachusetts. Tại đây Keller đã được gặp cô gia sư Anne
Sullivan người Ireland vừa mới tốt nghiệp, người đã từng gần như mất hết thị lực khi mới lên năm tuổi và bắt
đầu một tình bạn kéo dài suốt 49 năm trời.
Có một lần Anne tặng cho Keller một con búp bê bằng vải mà cô ôm trên tay. Chờ cho Keller chơi
một hồi, Anne liền cầm lấy bàn tay Keller và viết chữ "búp bê" (doll) lên lòng bàn tay em. Keller rất thích thú
với cách thể hiện đó, từ đó về sau Anne thường xuyên tập cho Keller ghép chữ cái theo cách này. Sau 3 tháng,
thông qua ngôn ngữ động tác tay và sờ xem cử động môi của Anne, Keller đã học được hơn 400 từ đơn cùng
một số đoản ngữ.
Năm Keller 8 tuổi, cô Anne đưa bà tới học tại trường Perkins, nơi có các loại sách chữ nổi và các trẻ
em bị mù-điếc khác. Chẳng bao lâu, Keller đã bộc lộ rõ tài năng vượt trội về các môn toán, địa lý, sinh học, tập
đọc; em còn học cả bơi, chèo thuyền, cưỡi ngựa, đi xe. Sau đó Keller vào học trường nữ học tiểu bang
Massachusetts, cô giáo Anne luôn luôn ở bên cạnh Keller để viết lại nội dung bài giảng vào lòng bàn tay
Keller. Năm 1900 Keller thi đậu vào trường Radcliffe College (khu mở rộng của Đại học Harvard từ năm
1879 cho sinh viên nữ với các tòa nhà và khuôn viên riêng), học tài liệu chữ nổi dành cho người mù. Cô học
nhiều ngoại ngữ, kể cả tiếng Pháp và tiếng Đức, và kiên trì học tới mức khi nào đầu ngón tay rớm máu mới
chịu dừng. Số lượng bài vở khổng lồ nhanh chóng làm hỏng thị lực của gia sư Anne. Đến tháng 6
năm 1904 Keller tốt nghiệp và trở thành người mù-điếc đầu tiên được tốt nghiệp đại học. Sau đó, cô được
nhận một số học hàm tiến sĩ danh dự, trong số đó có Đại học Harvard.
Hai năm sau ngày tốt nghiệp, Keller được vinh dự bầu vào chức chủ tịch hội người mù tiểu bang
Massachusetts, bắt tay vào công việc xã hội cụ thể phục vụ cho cộng đồng người mù. Keller đón tiếp rất nhiều
người mù, trả lời nhiều thư từ và đi thuyết giảng lưu động tại 39 nước trên thế giới. Cô không quản ngại vất vả,
cống hiến hết sức mình cho chương trình giáo dục và chữa trị cho người mù. Năm 1920 với sự phấn đấu không
mệt mỏi, Keller đã thành lập được tổ chức quần chúng trên phạm vi toàn quốc của Hội người mù toàn nước
Mỹ. Tổ chức này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Keller trở thành một biểu tượng của tinh thần tự lực phi thường khi suốt đời sống trong thế giới không
ánh sáng, không âm thanh nhưng vẫn cống hiến hết sức lực nhằm đem niềm vui đến với người tàn tật, có cùng
hoàn cảnh như mình.
(Sưu tầm)
1. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích?
2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích?
3.Xác định phong cách ngôn ngữ được của đoạn trích?
4. Vì sao bà Hellen Keller thành công?
.A
TIC
mâu lâm hài han cho bản thân
0 trả lời
Hỏi chi tiết
60

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo