Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được chứng minh trong lịch sử. Ở bất cứ thời đại nào, khi tổ quốc bị xâm lăng, đều có những con người đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lại độc lập, chủ quyền cho đất nước. Trong quá khứ có thể kể đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi. Ở hiện tại có thể kể đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh… Và cả biết bao con người vô danh, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa vị. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chúng ta cần cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân có ích cho đất nước. Khi tiếp thu văn hóa nước ngoài, mỗi người cần có sự chọn lọc, đặc biệt phải dựa trên tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa của đất nước. Lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc trong mọi hoàn cảnh là điều cần thiết. Như vậy, có thể khẳng định rằng, tinh thần yêu nước là một vũ khí quan trong trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước.
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 2
Tình yêu đất nước là một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp. Đầu tiên, có thể hiểu đơn giản rằng, yêu nước là tình cảm yêu mến, tự hào và gắn bó dành cho đất nước của mình. Đã từ lâu, tinh thần yêu nước trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong quá khứ, tinh thần đó được thể hiện ở lòng căm thù giặc ngoại xâm, sự đồng lòng và quyết tâm đánh bại quân xâm lược, giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước. Biết bao nhiêu người con của tổ quốc thân yêu đã ngã xuống, không tiếc tuổi trẻ, không tiếc mạng sống. Ở hiện tại, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần đó lại được biểu hiện qua nhiều hành động. Tình yêu dành cho mảnh đất quê hương đã sinh ra và nuôi lớn chúng ta. Hay kiên trì học tập, rèn luyện để trở về xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ có lối sống lệch lạc, họ chỉ biết chạy theo vật chất, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hay có những hành vi chống phá, gây tổn hại đến đất nước. Điều này thật đáng phê phán và cần xử lí nghiêm. Như vậy, mỗi người cần hiểu được rằng tinh thần yêu nước rất quý giá, mà trách nhiệm của mỗi người dân là cần giữ gìn và phát huy được.
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 3
Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của đáng quý của nhân dân ta. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước lại tiếp tục được kế thừa mạnh mẽ. Tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp hay tuổi tác… Mỗi người dân Việt Nam đều muốn cống hiến, dựng xây đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy.
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 4
Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần đó lại trở nên vô cùng mạnh mẽ. Trong quá khứ, những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đã đứng lên lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Đến hôm nay, tinh thần yêu nước lại được thể hiện qua những hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng rất yêu nghĩ. Tuổi trẻ cố gắng học tập để thật tốt để đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập. Có thể nói tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý. Và nhân dân ta phải có trách nhiệm làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 5
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước. Điều đó đã được thể hiện trong lịch sử dân tộc. Trong quá khứ, nhân dân ta đã cùng đoàn kết đánh bại rất nhiều kẻ thù xâm lược. Dù phải hy sinh tính mạng, nhưng những người con đất Việt vẫn một nguyện dâng hiến cho tổ quốc. Còn lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay có thể được thể hiện qua những điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản. Chúng ta yêu lời kể chuyện của bà, yêu tiếng hát ru của mẹ và yêu xóm làng thân thuộc. Hoặc cũng có thể là những hành động thật lớn lao như cố gắng học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn có ý thức giữ gìn và phát huy tinh thần của yêu nước - một truyền thống quý giá và tốt đẹp.
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 6
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Điều đó đã được khẳng định từ quá khứ đến hiện tại. Trong những năm chiến tranh, nhân dân Việt Nam luôn đoàn kết một lòng chống lại kẻ thù xâm lược: từ phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mĩ. Ở bất cứ thời đại nào, cũng có những bậc anh hùng - hữu danh hay vô danh nguyện hi sinh để giành lại độc lập cho dân tộc. Còn khi hòa bình, tinh thần yêu nước lại được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Sự biết ơn, yêu mến những người đã sinh ra, dạy dỗ chúng ta. Hay là mong muốn học tập để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Cùng với đó là ý chí bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Như vậy, mỗi người dân Việt Nam hãy luôn giữ gìn và phát huy tinh thần yêu nước - truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 7
Nhân dân Việt Nam có một truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ trong quá khứ đến hiện tại. Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Họ đều là những tấm gương để thế hệ sau noi theo. Để rồi đến hiện tại, tinh thần yêu nước đó lại tiếp tục được phát huy. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc. Hay những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội. Cả những người phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải. Rồi nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất. Ngay cả những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…. Thế mới thấy tinh thần yêu nước không luôn tiềm ẩn trong mỗi con người, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay nghề nghiệp, giai cấp.
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 8
Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam là một truyền thống quý giá. Đó là những trang sử những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Đến ngày hôm nay tinh thần đó lại tiếp tục được phát huy. Tinh thần yêu nước luôn tồn tại trong mỗi người không phân biệt tuổi tác: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ”. Hay giai cấp: “Từ những nam nữ công nhân… đến những đồng bào điền chủ…”. Thậm chí là cả khoảng cách địa lý: “Từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...”. Tinh thần yêu nước giống như chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là “thứ của quý”, và trách nhiệm của mỗi người dân là phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá đó.
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 9
Một trong những truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Chính vì vậy, thế trẻ hôm nay phải ra sức gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 10
Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong quá khứ, lịch sử dân tộc đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại với những bậc anh hùng lưu danh sử sách như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… Họ đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ngày hôm nay, tinh thần đó lại càng được phát huy mạnh mẽ. Khi được sống trong hòa bình, yêu nước được thể hiện qua những hành động đơn giản mà ý nghĩa. Tuổi trẻ cố gắng học tập thật tốt để tương lai cống hiến cho đất nước. Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài có chọn lọc, mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc. Hay tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước khi gặp phải gian nguy… Đúng như lời nhận xét của chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý, mà bổn phận của nhân dân là phải làm cho tinh thần ấy đều được giữ gìn và phát huy mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh.
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 11
Yêu nước - một truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam. Trước hết, yêu nước là sự yêu mến, tự hào và gắn bó dành cho đất nước của mình. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì lòng yêu nước lại kết thành một làn sóng mạnh mẽ nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Trong quá khứ, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng, dưới sự lãnh đạo của những bậc anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… để đánh bại kẻ thù phương Bắc. Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Điều đó được thể hiện qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, không phân biệt tuổi tác hay địa vị, hễ cứ là người Việt Nam thì đều đứng lên. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Còn ở thời hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại biểu hiện theo một cách khác. Chúng ta yêu những điều giản dị như câu chuyện của bà, lời hát ru của mẹ. Chúng ta yêu con đường làng thân quen, cánh đồng lúa chín… Những điều nhỏ bé, giản dị nhưng lại là một phần máu thịt không thể thiếu. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đã có lối sống sai lầm, thậm chí gây ra những hành động ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Mỗi người dân cần hiểu được rằng tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý, mà bổn phận của nhân dân là phải làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 12
Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam đã trở thành một truyền thống tốt đẹp. Điều đó được thể hiện từ trong quá khứ, khi tổ quốc bị xâm lăng, rất nhiều vị anh hùng như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đã đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại độc lập, tự do. Tinh thần yêu nước không phân biệt giới tính, tuổi tác hay giàu nghèo. Ở hiện tại, tinh thần yêu nước được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Chúng ta yêu tất cả những điều thuộc về quê hương, đất nước. Thế hệ trẻ ra sức cố gắng học tập, rèn luyện để xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Hay ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia… Tình yêu nước đã trở thành một nguồn sức mạnh lớn lao để mỗi người vượt qua mọi thử thách, khó khăn. Bởi vậy, chúng ta cần giữ gìn và phát huy tinh thần đó trong mọi hoàn cảnh.
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 13
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Điều đó đã được chứng minh từ trong quá khứ đến hiện tại. Lịch sử dân tộc đã chứng kiến nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ kẻ thù phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta cũng đoàn kết để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Đến ngày hôm nay, chúng ta được sống trong hòa bình, tình yêu nước được thể hiện qua những hành động đơn giản mà ý nghĩa. Thế hệ trẻ cần cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt, để trở thành những con người có ích cho xã hội. Chúng ta luôn coi trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Hay lòng tự hào trước quá khứ hào hùng của đất nước… Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều người chạy theo lối sống vật chất, quên đi nguồn cội của bản thân. Hành động này thật đáng lên án, phê phán. Chúng ta hãy ghi nhớ lời Bác Hồ đã từng nhắc nhở tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý, mà bổn phận của nhân dân là phải làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.