Sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản phải để đến yếu tố đầu tiên là con người. Kế thừa nền giáo dục của thời kỳ trước, từ sau thế chiến thứ hai, Nhật đã phổ cập hệ giáo dục 9 năm. Trên cơ sở đó, người Nhật chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới.
Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế- đầu tiên phải kể đến yếu tố con người
Thêm đó, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao, góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước.
Các nhà quản lý kinh doanh cũng được đánh giá là những người nhạy bén, biết nắm bắt thị trường và đổi mới phương pháp kinh doanh, đem đến những thắng lợi của công ty Nhật trên trường quốc tế.
Duy trì mức tích lũy và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả“Đất nước mặt trời mọc” được coi là nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong những nước tư bản phát triển. Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của giai đoạn 1052-1973 khoảng 30-35% thu nhập quốc dân.
Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội của Nhật Bản cao. Đây là một trong những nhân tố quyết định, đảm bảo cho nền kinh tế Nhật phát triển với tốc độ cao.
Về sử dụng vốn, Nhật cũng là một nước sử dụng vốn táo bạo và có hiệu quả. Tại Nhật Bản, nhiều ngân hàng thương mại chấp nhận cho vay đến 95% tổng số vốn. Biện pháp có phần mạo hiểm này tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh.
Những yếu tố quan trọng khácBên cạnh đó, còn có những yếu tố khác như:
- Tiếp cận và ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kỹ thuật
- Chú trọng vai trò điều tiết của kinh tế Nhà nước
- Mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước
- Kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng
- Đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác