Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhận định trên nêu lên một quy luật có tính chất phổ quát muôn đời. Trước hết, cần hiểu rõ nỗi khổ của người ta không gì bằng “chữ tình”. “Chữ tình” ở đây chính là tình cảm, cảm xúc đối với đồng loại, nhân dân, đất nước và cũng là tình cảm của chính người nghệ sĩ mang thiên chức “nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (nói như Sê – Khốp).
“Nỗi khổ” không chỉ là đơn giản là chuyện sướng khổ theo nghĩa thông thường trên đời mà khổ chính là nhà văn bằng thiên chức của mình đã cảm thông sâu sắc đến tận cùng mọi buồn vui sướng khổ của nhân loại nói chung, nhân dân mình, dân tộc mình nói riêng. Họ có thể đau đớn, vật vã giằng co đến chảy máu trước cảnh ngộ thân phận xót xa của người khác. Cũng có thể reo lên sung sướng trước niều vui dù là nhỏ nhoi của con người.
Như thế, nỗi khổ lớn nhất xưa nay của người nghệ sĩ hoá ra lại là chuyện cảm thông chia sẻ, tri ân trước mọi cung bậc của tình cảm con người. Để nói lên được tất cả tình cảm ấy, người nghệ sĩ phải sống với cuộc đời , sống với con người, phải mở lòng đón nhận mọi vang động của cuộc đời. Và để có được sức cảm thông đó, người nghệ sĩ phải dấn thân, phải tự nguyện, nói như nhà văn Lỗ Tấn thì đại ý: Tôi ăn lá ăn cỏ để vắt ra là sữa nuôi người đạt được trình độ ấy thì nỗi khổ lớn nhất lại là niềm hạnh phúc nhất.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |