Các tác hại của tham nhũng?4.1. Tác hại về chính trị:– Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hoá hệ thống pháp luật. Các giá trị quản lý nhà nước xây dựng không mang đến ý nghĩa tương xứng trong nhu cầu của người dân. Đây cũng là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến thất bại của Đảng và Nhà nước.
– Kỷ cương xã hội không thể giữ vững, các sức mạnh của nhà nước cũng giảm đi trong lòng tin của nhân dân. Gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân. Từ đó hạn chế sức mạnh, niềm tin mãnh liệt của nhân dân vào lực lượng lãnh đạo. Cũng mang đến cơ hội để cho kẻ thù phá hoại, xâm lược, lực lượng phản động.
– Làm cho bộ máy trở thành quan liêu, đội ngũ viên chức tốt cũng có thể bị tác động trong nhận thức và thái độ.
– Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Khi bộ phận lãnh đạo không đảm bảo đóng góp vai trò, thành quả vào sự nghiệp chung. Cản trở, tác động lên các tư tưởng mạnh mẽ trong thống nhất xây dựng đất nước.
4.2. Tác hại về kinh tế:
– Tham nhũng làm thất thoát những khoản tiền lớn trong chi tiêu chính sách công. Như các chi phí cho việc đấu thầu, việc cấp vốn, việc thanh tra, kiểm toán và hàng loạt các chi phí khác. Từ đó không đảm bảo ý nghĩa, hiệu quả sử dụng triệt để ngân sách nhà nước.
– Tham nhũng gây tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua thuế. Làm thất thoát nguồn thu, không phải ánh đúng giá trị nghĩa vụ các tổ chức, cá nhân phải thực hiện.
– Một số lượng lớn tài sản công trở thành tài sản tư của một số cán bộ, công chức, viên chức. Do đó không đảm bảo sử dụng, đầu tư công.
– Do tham nhũng mà một số công trình xây dựng như các công trình cầu đường, nhà cửa kém chất lượng. Gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. Các chất lượng công trình không đảm bảo về mặt thời gian, vật chất đã bỏ ra.
– Tham nhũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh. Làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các hành vi tham nhũng gây mất công bằng, bình đẳng để các doanh nghiệp tiếp cận quyền lợi theo pháp luật.
– Hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, đòi hối lộ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức là có thật. Làm ảnh hưởng đến giải quyết thủ tục hành chính, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tác động sâu sắc đến nhận thức, mất niềm tin của nhân dân khi sử dụng các dịch vụ của nhà nước.
4.3. Tác hại về xã hội:– Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội. Các giá trị phản ánh, giá trị nhận thức trong xã hội không được duy trì. Làm tha hoá một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
– Nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, không phục vụ nhân dân. Họ coi nghề nghiệp của mình là cơ hội, là điều kiện để thực hiện các hành vi tham nhũng. Từ đó hướng tới các lợi ích bất chính, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Mục đích là để nhanh chóng giàu có, bất chấp việc vi phạm pháp luật.
– Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở thành bình thường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức. Đây cũng là nhận thức, đánh giá của người dân. Họ không dám tin, không có cơ sở để tin tưởng tuyệt đối vào một cá nhân lãnh đạo nào. Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng.
– Tham nhũng phát sinh ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau:
+ Tham nhũng được thực hiện mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai,… Đây là các lĩnh vực có điều kiện tiếp cận khoản đầu tư lớn, chính sách kinh tế lớn.
+ Tham nhũng cũng có xu hướng lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay ít có khả năng xảy ra tham nhũng như: văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao,… Đây là các lĩnh vực quản lý nhà nước đặc thù, tác động trực tiếp đến hoạt động dịch vụ xã hội của người dân.
+ Thậm chí, cả những lĩnh vực lẽ ra không thể có tham nhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật, như lĩnh vực phúc lợi xã hội hay bảo vệ pháp luật. Từ đó càng làm mất niềm tin của nhân dân trong chế độ quản lý của Đảng, nhà nước. Mất niềm tin ở đội ngũ cán bộ, công chức.
+ Hành vi tham nhũng xảy ra không ít trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách. Tham nhũng tiền, hàng hoá cứu trợ xã hội, trong cả xét duyệt công nhận di tích lịch sử, văn hoá, thi đua khen thưởng.