LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau; Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

2 trả lời
Hỏi chi tiết
125
2
0
Hoàng Hiệp
09/01/2023 20:35:26
+5đ tặng

Câu thơ đầu tiên cũng đã nêu ra hoàn cảnh đỏ: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Nhà thơ xưng “Con” gọi “Bác” rất thân mật, gần gũi đồng thời thể hiện lòng tin yêu đối với Người. Phải rồi, Bác là vị Cha già cua toàn dân tộc nhưng với riêng miền Nam Bác còn nhiều nỗi nặng lòng. Sinh thời, Bác “nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà” bởi Bác thương miền Nam “đi trước về sau” sau năm 1954 vẫn chưa được độc lập. Người từng có mong muốn được vào miền Nam để thăm hỏi và động viên đồng bào chiến sĩ. Và trước ân tình của Bác, cũng “mong Bác nỗi mong cha” bởi thế, hôm nay đây, khi Viễn Phương đến với lăng Bác, đó thực sự là một viếng thăm đầy cảm động.

        Đến với lăng Bác, hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt là “Hàng tre bát ngát”. Những bụi tre ngà duyên dáng được trồng bên lăng Bác vươn mình lên cao là điểm nhìn của bao người đến với lăng Người. Nhưng nhà thơ nhắc đến hình ảnh hàng tre còn có một ngụ ý khác:

“Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

     Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.

      Viễn Phương đã vô cùng xúc động khi gặp hình ảnh hàng tre bởi cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho dân tộc. Mà hình ảnh những tre đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam mình bất khuất, kiên trung. “Hàng tre xanh” và đó là sắc “xanh Việt Nam” đầy kiêu hãnh. Trong câu thơ tiếp, nhà thơ đả vận dụng có hiệu quả thành ngữ “bão táp mưa sa” để chỉ những giông tố của thời đại mà đất nước ta từng phải hứng chịu. Nhưng qua bao nhiêu chông gai, thử thách tre vẫn “đứng thẳng hàng” như non sông này vẫn ngẩng cao đầu tiến bước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Ngọc Gia Kì
09/01/2023 20:37:42
+4đ tặng
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác,
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ỏi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ,
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Câu thơ mở đầu: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác như một lời nói thầm, một lời thưa, một lời chào của nhà thơ Viễn Phương đối với vị cha già dân tộc nhưng có sức rung, sức gợi sâu xa. Câu thơ vừa thể hiện tâm trạng xúc động của “đứa con xa” vừa thể hiện tâm trạng chung của đông đảo đồng bào, chiến sĩ miền Nam trong một chuyến đi phải mất mấy mươi năm trường kì kháng chiến với biết bao gian lao, vất vả, khó nhọc, thậm chí phải đố cả xương máu để chuẩn bị. Nhà thơ xưng “con” với vị cha già nghe thật ấm cúng, thắm thiết, nồng nàn. Cách xưng hô này cũng giống như cách xưng hô của bao thế hệ nối tiếp khác. Nhưng cái đặc biệt ở đây là con ở miền Nam. Hai tiếng thiêng liêng miền Nam luôn nằm trong trái tim và mơ ước của Bác, vì điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh, Bác chưa một lần được đặt chân đến miền Nam để hôn lên mảnh đất miền Nam. Bác thường nói về miền Nam bằng những lời tràn ngập yêu thương: Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn. Song, chân lí đó không bao giờ thay đổi.

Và hàng triệu người Việt Nam không thể nào quên câu nói chan chứa tình cảm của Người đối với đồng bào miền Nam ruột thịt tại kì họp thứ 6 (12 - 1956) Quốc hội khóa I: Miền Nam trong trái tim tôi! Thế rồi, Bác lấy khăn ra lau những giọt nước mắt rơi rơi, làm cho cả hội trường cũng xúc động theo Người. Thật vậy, trái tim của Bác Hồ xúc động mãnh liệt mỗi khi miền Nam diễn ra những sự kiện quan trọng. Hình ảnh miền Nam quanh Bác Hồ, từ cây vú sữa đến cây dừa và những giàn hoa thơm, quả ngọt của miền Nam, được Bác vun xới, chăm sóc trong vườn của Bác, như miền Nam được Bác ấp ủ yêu thương...

Vậy nên, chỉ bốn tiếng con ở miền Nam cúng đủ gợi lên cả một trời thương nhớ mênh mang, một niềm hãnh diện. Ở tận đáy lòng nhà thơ như muốn bật lên tiếng nói chan chứa kính yêu “con ở miền Nam mới ra thăm Bác, Bác ơi!”. Có thể nói, chỉ mới đọc câu đầu tiên, chúng ta cũng dự đoán được sự thành công tuyệt vời của bài thơ.

Trong đôi mắt của người con ở miền Nam ấy, hiện lên hình ảnh hàng tre trải dọc lối đi quanh lăng Bác:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Đó là hình ảnh thực mang đậm nét cái hồn của làng quê thôn dã Việt Nam. Quanh lăng Bác “cây và hoa khắp miền đất nước tụ hội, đâm chồi, phô sắc và tỏa ngát hương thơm” nhưng nhà thơ lại đưa vào bài thơ của mình hàng tre. Đây không phải là cách chọn lựa ngẫu nhiên. Chúng ta nên nhớ rằng cây tre là biểu trưng cho sức sống kiên cường, bất khuất, bền bỉ của dân tộc Việt Nam. Bằng cái nhìn liên tưởng sâu xa kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật nhân hóa tu từ, tượng trưng, điệp ngữ, hình ảnh hàng tre đã hóa thân thành những người chiến sĩ “đứng thẳng hàng” để canh giấc ngủ cho Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Theo trường liên tương sâu xa ấy, nhà thơ tiếp cận lăng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Trong hai hình ảnh “mặt trời” sóng đôi, hình ảnh thứ nhất chỉ mặt trời thực - mặt trời của tạo hóa có tính chất vĩnh hằng; hình ảnh thứ hai được xây dựng bằng nghệ thuật ẩn dụ tu từ. Nếu như mặt trời thực ngày ngày chuyên chở ánh sáng, mang sự sống đến cho mọi người trên thế gian thì Bác Hồ như một mặt trời đỏ rực soi đường dẫn lối cho cách mạng Việt Nam đi đến thành công và sưởi ấm tâm hồn của lớp lớp cháu con. Mặt khác, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” vừa trang trọng, vừa ngợi ca sự bất tử của Bác Hồ vừa thể hiện được lòng thành kính của toàn thể dân tộc đối với vị cha già.

Riêng hình ảnh dòng người xếp hàng vào viếng Bác được nhà thơ so sánh ngầm với những tràng hoa dâng nỗi thương nhớ, kính yêu lên Bác:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ,
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Cũng như hình ảnh “tràng hoa”, “bảy mươi” “chín mùa xuân” là hình ảnh ẩn dụ tu từ. Nhà thơ muôn nói rằng Bác như mùa xuân, Bác là mùa xuân. Bảy mươi chín tuổi đời của Bác như bảy mươi chín mùa xuân trong sáng. Trong Di chúc, Bác viết “Nay tôi đã ngoài bảy mươi xuân”. Trong trường ca Theo chân Bác, Tố Hữu cũng viết “Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng”. Do đó, lời thơ của Viễn Phương rất gần gũi với cách nói của Bác lúc sinh thời.

Phép điệp cấu trúc cú pháp Ngày ngày / mặt trời đi qua trên lăng - Ngày ngày / dòng người đi trong thương nhớ kết hợp với nghệ thuật điệp sóng đôi “ngày ngày” đã nhấn mạnh thêm sức sống đời đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng mọi người dân Việt.

Tóm lại, qua hai khố thơ cô đúc, súc tích, giàu hình ảnh, giàu liên tưởng kết hợp với giọng điệu trang trọng, thâm trầm, tha thiết và khối tình cảm dồn nén, lắng đọng, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được trọn vẹn tình cảm của mình cũng như của nhiều thế hệ cháu con đối với Bác Hồ vô vàn kính yêu. Cũng chính vì sự thành công xuất sắc ấy, cả bài thơ Viếng lăng Bác đã được phố nhạc, được đông đảo người thưởng thức nghệ thuật nhiệt liệt ủng hộ và hết lời khen ngợi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư