Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tóm tắt lịch sử Hưng Yên năm cuối tk 19 sự kiên chống Pháp

Tóm tắt lịch sử Hưng Yên năm cuối tk 19 sự kiên chống Pháp
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
196
1
0
Nhật Linh
10/01/2023 21:52:36
+5đ tặng

Ngày 22-12-1949, địch triển khai chiến dịch Điabôlô (Con quay). Đây là cuộc tiến công lớn nhất của địch từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh ta. Chiến dịch được triển khai trong 10 ngày (từ ngày 22 đến ngày 31-12-1949) với một lực lượng lớn, gồm 2 binh đoàn thiện chiến nhất lúc đó (Communal và Beaufred). Một tàu chiến tăng cường (Dinaseau renforce) chở bộ binh và thủy quân lục chiến làm nhiệm vụ vu hồi chiến. Tổng cộng có khoảng 4.000 quân. Với chiến dịch này, địch đánh phá, càn quét địa bàn 10 huyện tự do phía nam 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương, trong đó có 5 huyện của Hưng Yên là Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thị xã Hưng Yên.
Mục tiêu chính của chiến dịch này là chiến nốt vùng tự do phía nam tỉnh, cùng với các chiến dịch khác hoàn thành đánh chiếm toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, chiến kho người, kho của để thựuc hiện chiến lược “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt”.
Địch tiến công theo hai hướng chính (theo hướng đường 5 và hướng phía nam dùng quân thủy) với 13 mũi tiến công. Riêng địa bàn Hưng Yên, địch sử dụng 7 cánh quân từ 7 hướng.
Chỉ trong vòng có 3 ngày (từ 22 đến 24-12-1949), địch đã kiểm sóat được địa bàn chiến dịch, chiếm đóng 20 vị trí, mỗi vị trí một đại đội, khu vực thị xã có 2 tiểu đoàn ứng chiến, lập 15 vị trí vệ sĩ phản động, mỗi nơi đóng từ 1 đến 3 trung đội. Từ ngày 24-12-1949, địch chia quân, sử dụng cả quân cơ động và bọn phản động tại chỗ tiến hành càn quét tòan bộ địa bàn chiến dịch, chiếm đóng tiếp 10 vị trí ở các khu then chốt khác là Quang Xá (Phù Cừ), Phố Giác, Mai Xá, Đầu Đặng (Tiên Lữ), Kênh Khê, An Vĩ, An Lạc (Khoái Châu), Thổ Hoàng, Bảo Tàng, Đỗ Mỹ (Ân Thi)… Ngoài ra, địch lập tiếp vệ sĩ ở 9 nhà thờ Bầu, Đại Nại (Tiên Lữ), Vĩnh Phúc, Hoàng Xá, Hoàng Độc, Dũng Kim (Kim Động), Hạ Lễ, Đan Tràng, Lễ Xá (Ân Thi).
Đến ngày 31-12-1949, địch cơ bản đã hoàn thành xong mục tiêu, kết thúc chiến dịch Điabôlô, đóng lại 44 vị trí ở Hưng Yên và Hải Dương, trong đó Hưng Yên có 30 vị trí; lập vệ sĩ phản động ở 25 nhà thờ, ở Hưng Yên chiếm đến 24 nhà thờ.
Về phía ta, sau khi địch tấn công, hàng trăm làng chiến đấu được chuẩn bị từ trước, do bị bất ngờ nên hoàn toàn bị động và cơ bản không đối phó được với cuộc hành quân của địch. Tiêu biểu nhất cho sự phản công của ta trong chiến dich này đó là trận đánh của Tiểu đoàn 124 (Trung đoàn 42) tại Đồng Thiện (Tiên Lữ) tiêu diệt được trên 50 tên địch. Ngoài ra còn một số trận đánh du kích lẻ tẻ diễn ra trên địa bàn các huyện như Phùng Hưng, Đại Hưng, Liên Khê (Khoái Châu); Nguyễn Trãi, Hồ Tùng Mậu, Hồng Quang… (Ân Thi); Ngũ Lão, Chính Nghĩa, Thống Nhất (Kim Động)… Kết thúc trận càn, ta cũng đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 400 tên địch, phá hủy 10 xe quân sự.
Trận càn Điabôlô đã gây một tâm lý hoang mang, dao động ở Hưng Yên vì ta bị bất ngờ cả về thời gian, tính chất, mục đích của địch. Sau trận càn này, các cơ quan, các ngành, các giới và nhân dân trong tỉnh đã phải sơ tán sang các tỉnh bạn, chờ thời cơ trở về quê hương.

2. Trận càn Trái Chanh (9-1951)

Sau khi Hưng Yên kết thúc đợt hoạt động mở khu du kích thứ tư (15-9-1951) thì Bộ Chỉ huy Pháp mở chiến dịch Trái Chanh (Citron) đánh vào địc bàn các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi (Hưng Yên), Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang (Hải Dương). Lực lượng của địch tham gia chiến dịch này gồm: 3 binh đoàn cơ động (GM 1,2,3) và lực lượng phối thuộc, tổng cộng 11 tiểu đoạn, với khoảng 10.000 quân, và 4 cụm pháo binh lớn đặt ở La Tiến, Chợ Thi, Ninh Giang, Kẻ Sặt.
Thủ đoạn chiến thuật của địch trong chiến dịch do tướng Đờ Becsu chi huy là: sử dụng cao độ các phương tiện cơ động tập trung – hỏa lực truy diệt lực lượng vũ trang của ta; phát hiện bộ đội ta ở đâu là bí mật, khẩn trương hợp vây, dùng máy bay – pháo binh oanh kích dữ dội xung phong đánh chiếm từng khu vực; nếu vồ hụt hoặc đối phương luồn càn thì chuyển ngay lực lượng cơ động truy kích, hợp vây ngay trên địa bàn mới. Vừa truy diệt chủ lực ta, địch vừa đẩy chiến “chiến tranh tổng lực” lên cao độ, truy bắt thật nhiều thanh niên, cướp và phá triệt để của cải, tàn phá công cụ sản xuất, hòng làm kiệt quệ toàn diện tiềm lực kháng chiến của ta.
Trên địa bàn Hưng Yên, địch triển khai chiến dich “Trái Chanh” theo 2 hướng chính: Một cánh quân từ Ân Thi tiến xuống Bắc Phù Cừ. Một cánh quân từ La Tiến đánh lên khu Trung Phù Cừ. Từ 2 cánh quân đó, hình thành thế bao vây và tiến hành đánh phía Tây Thanh Miện.
Đêm ngày 24 rạng ngày 25-9-1951, địch bắt đầu triển khai chiến dịch. Địch hành quân ngày các làng ta đóng quân nên khi trinh sát phát hiện được thì chúng đã bao vây đang đào công sự, chờ trời sáng để tiến công. Do không nắm được địch từ sớm nên không kịp sơ tán dần, Ban Chỉ huy Tỉnh đội do Tỉnh đội trưởng Võ An Đông trực tiếp chỉ huy ra lệnh cho các đại đội quyết tâm chiến đấu cố thủ giữ vững trận địa, đến đêm sẽ phá vây, và cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương động viên nhân dân và quân dân du kích phối hợp và phục vụ bộ đội.
Ở phía bắc, sau khi bắn pháo vào Long Cầu, Đồng Kệ, Phú Mãn, địch tiến công vào Long Cầu, Đại đội 22 và trung đội trợ chiến đã độc lập tác chiến rất dùng cảm và sáng tạo, buộc địch phải dừng chân ở ngoài làng. Không chịu thất bại, địch huy động  pháo ở bốt La Tiến và 8 máy bay đến bắn pháo và ném bom na pan vào làng, tuy nhiên, quân và dân Long Cầu – Phú Mãn đã đánh bật những đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa.
Cánh quân địch ở phía nam tiến đến đầu thôn Ngũ Lão thì bị Đại đội 27 phục kích chặn đánh ngay từ ngoài làng, chúng hoảng hốt tháo chạy về bốt Nhật Lệ.
Ở Phan Tống Xá, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt hơn. Từ mờ sáng trinh sát địch đã vào đến cổng làng, không phát hiện thấy gì, chúng quay ra gọi đồng bọn ở phía sau lên. Đại đội 20 bố trí 2 trung đội ở Phan Xá để địch vào cách 10 mét mới nổ súng và phối hợp với trung đội bố trí ở Tống Xá xuất kích bắt tù binh, thu vũ khí. Qua 7 lần xung phong mà địch vẫn không đột phá được vào làng.
Kết quả, qua một ngày chiến đấu, quân và dân ta ở 2 trận địa Phan Tống Xá và Long Cầu, Phú Mãn đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.050 tên địch, bắt sống 25 lính Âu Phi, xóa sổ tiểu đoàn 4 thuộc Trung đoàn 7 bộ binh Angiêri, thu hàng trăm khẩu súng. Về phía ta, bị hy sinh hơn 1 trung đội. Đến đêm ngày 27-9-1951, bộ đội ta bí mật thoát khỏi vùng vây luồn sang Thái Bình an toàn.
Chiến thắng Phan Tống Xá, Long Cầu không chỉ có ý nghĩa về tác chiến tiêu diệt được nhiều địch, bắt sống nhiều tù binh, thu vũ khí, bảo vệ dân, bảo toàn lực lượng, mà còn là thực tế sinh động về lối đánh kết hợp giữa bộ đội địa phương và dân quân du kích của ta. Chúng ta thấy, đây không phải là một trận thắng ngẫu nhiên của quân và dân ta, mà đó là kết quả của một tư duy quân sự nhạy bén, đúng đắn của người chỉ huy; sự chuẩn bị kỹ lưỡng của quân và dân; lối đánh phối hợp ăn ý, chặt chẽ giữa bộ đội địa phương với dân quân du kích. Chiến thắng này đã chứng tỏ sự lớn mạnh của quân và dân vùng sau lưng địch, lực lượng địa phương đã có thể làm chủ địa bàn, có thể đánh tan những âm mưu “bình định cấp tốc”, thể hiện cục diện chiến tranh ở địa phương đã có những chuyển biến rõ rệt, có lợi cho ta.
Chiến thắng này, không chỉ có ý nghĩa to lớn về chính trị, quân sự mà còn củng cố lòng tin ở nhân dân đối với cách mạng đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Nó đã tạo đà cho những cuộc tấn công của quân và dân tỉnh ta thừa thắng xông lên, giành nhiều thắng lợi hơn nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Manchester ...
11/01/2023 20:03:57
+4đ tặng

Cuối tháng 2 đầu tháng 3/1890 thực dân Pháp thành lập đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện Văn Lâm, Cẩm Lương, Yên Mỹ và Mỹ Hào.

 


Văn chỉ Bình Dân (Khoái Châu),
nơi Nguyễn Thiện Thuật tế cờ khởi nghĩa

Cuối tháng 2 đầu tháng 3/1890 thực dân Pháp thành lập đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện Văn Lâm, Cẩm Lương, Yên Mỹ và Mỹ Hào.

Năm 1891 thực dân Pháp lại bỏ đạo Bãi Sậy, đưa các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào vào Hưng Yên.

Ngày 28/11/1894 chính quyền thực dân cắt hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà của Hưng Yên về Thái Bình.


Cây đa Sài thị (Khoái Châu), nơi treo cờ Đảng,
thành lập chi bộ Đảng đầu tiên (1929)

Cuối năm 1928, chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Sài Thị được thành lập, chi bộ có 7 đồng chí. Đây là chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên ở Hưng Yên, chi bộ được thành lập đã có những hoạt động tích cực như tuyên truyền giác ngộ quần chúng đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu bắt lính, in tài liệu tuyên truyền…

Đến cuối năm 1929, chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Sài Thị chuyển thành chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Sài Thị. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị từ ngày 3 đến ngày 7/2 năm 1930 thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

 


Đồng chí Tô Hiệu (1912-1944)

Sau khi thống nhất các tổ chức Đảng không lâu, cấp trên đã về Hưng Yên chuyển Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Sài Thị thành Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Sài Thị. Năm 1930, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Sài Thị đã có những hoạt động tích cực như treo cờ Đảng, dán áp phích, rải truyền đơn, giới thiệu Cương lĩnh của Đảng làm thức tỉnh lòng yêu nước của quần chúng nhân dân, để họ sẵn sàng đi theo cách mạng.


Đồng chí Nguyễn Văn Linh
(1915-1989)

Đầu tháng 7/1941 dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy, tỉnh Hưng Yên mở Hội nghị các chi bộ Đảng  tại Ninh Thôn (Cẩm Ninh, Ân Thi). Hội nghị đã thảo luận tình hình trong nước, quốc tế, học nghị quyết của Trung ương và quyết định một số vấn đề lớn. Hội nghị đã thống nhất cử Ban chấp hành Tỉnh ủy lâm thời gồm 5 đồng chí: Liệu, Vũ, Biểu, Thọ, Ái, trong đó đồng chí Liệu tức Nguyễn Thanh Liệu được cử làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đêm ngày 12/3/1945 tự vệ, Việt Minh tổ chức đánh đồn Bần lần thứ nhất, lực lượng ta ít, vũ khí thô sơ, nhưng đã chiến thắng nhanh chóng. Ta thu toàn bộ vũ khí gồm 20 súng trường, 1 trung liên, 6.000 viên đạn. Đây là trận đánh sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá là trận đánh du kích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ.

Ngay từ đầu tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân phát triển rất rầm rộ, các cơ sở Việt Minh của các huyện đã chủ động tổ chức nhân dân đấu tranh, tấn công vào các huyện đường. Chỉ trong vòng một tuần, chính quyền địch ở các huyện liên tiếp bị Việt Minh tấn công. Mở đầu là trận ngày 14/8/1945, Việt Minh huyện Phù Cừ tấn công vào huyện đường giành thắng lợi. Tiếp theo ngày 15/8/1945, Việt Minh Kim Động và Khoái Châu tấn công huyện đường Khoái Châu, giải phóng Khoái Châu, ta thu được 20 súng cùng một số đạn.

Ngày 16/8/1945, lực lượng Việt Minh tấn công vào đồn Bần lần hai. Ngày 17/8/1945, lực lượng Việt Minh đã tấn công vào các huyện đường và giải phóng các huyện Tiên Lữ, Văn Giang, Mỹ Hào. Đến ngày 18/8/1945, Tỉnh bộ Việt Minh mới nhận được lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh. Ban cán sự và Tỉnh bộ Việt Minh cấp tốc mở Hội nghị tại Thổ Cốc (Yên Mỹ) để thông báo lệnh khởi nghĩa.


Biểu tình khởi nghĩa
giành chính quyền tại thị xã Hưng Yên (22-8-1945)

Hội nghị quyết định: Những nơi đã khởi nghĩa đánh úp huyện đường thì tổ chức mít tinh, giải tán chính quyền cũ thành lập chính quyền cách mạng lâm thời, những nơi chưa khởi nghĩa thì tiếp tục khởi nghĩa bằng biểu tình vũ trang của quần chúng. Cũng ngày 18/8/1945 lực lượng Việt Minh tấn công huyện đường Ân Thi và giải phóng huyện Ân Thi.

Ngày 19/8/1945, giải phóng huyện Yên Mỹ. Ngày 21/8/1945, giải phóng huyện Văn Lâm.

Ngày 22/8/1945, ta tổ chức tổng biểu tình giành chính quyền trong toàn tỉnh. Cuộc tổng biểu tình đã thực hiện theo đúng kế hoạch.

Ngày 22/8/1945, ta giải phóng thị xã Hưng Yên. Ngay đêm 22/8/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập, Ủy ban lâm thời gồm 5 đồng chí, đồng chí Học Phi được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hưng Yên.

Sáng ngày 23/8/1945, tại sân vận động thị xã Hưng Yên, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ra mắt trước đông đảo nhân dân, kêu gọi nhân dân đoàn kết, hăng hái gia nhập Việt Minh, tích cực bảo vệ chính quyền cách mạng.

Ngày 26/9/1945, Chi đội tình nguyện vào Nam chiến đấu đầu tiên của Hưng Yên lên đường đi nhận nhiệm vụ.

Trần Manchester ...
chấm điểm nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×