Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khi đọc đoạn thơ trong văn bản “Chuyện cổ tích nước mình” đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng và suy nghĩ riêng:
“Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”
Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ đã khẳng định khoảng cách thế hệ giữa ông cha và con cháu. Đó là một khoảng cách trừu tượng, nhưng lại được làm cụ thể qua hình ảnh so sánh “con sông với chân trời đã xa” thể hiện sự xa xôi và dài rộng. Có thể khoảng cách thế hệ ấy sẽ làm cho con người đổi thay, nhưng ta vẫn cảm thấy điều đó là đẹp mãi tựa như chuyện cổ. Chuyện cổ đã đại diện cho thế hệ ông cha, giúp con cháu đời sau hiểu hơn về thế hệ đi trước với những phẩm chất tốt đẹp đáng để noi theo và học tập. Tóm lại, bài thơ đã mang đến nhiều cảm xúc và để lại trong em một bài học sâu sắc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |