1. Hình thức:
- Tổ chức cho học sinh học thông qua quan sát
- Tổ chức cho học sinh học thông qua trải nghiệm
- Tổ chức cho học sinh học thông qua tương tác.
2. Phương pháp:
Phù hợp với kiến thức, môi trường dạy trong lớp và học cá nhân, nhóm.
* Phương pháp dạy học nhóm
- Làm việc cả lớp: Nhập đề và giao nhiệm vụ
- Làm việc nhóm
- Làm việc cả lớp: Trình bày kết quả, đánh giá.
=> Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
* Phương pháp giải quyết vấn đề
- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có;
- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết (tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị);
- So sánh kết quả các cách giải quyết;
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.
=> Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, có tinh thần trách nhiệm.
* Phương pháp trò chơi
- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
- Chơi thử (nếu cần thiết)
- HS tiến hành chơi
- Đánh giá sau trò chơi
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
=>Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, có tinh thần trách nhiệm, trung thực.
3. Công cụ:
- Linh hoạt, kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau để đảm bảo đánh giá kết quả hoạt động của học sinh một cách toàn diện, công bằng, khách quan và chính xác.
4. Đánh giá:
+ Đánh giá sản phẩm học tập của HS: đánh giá và nhận xét dựa trên kết quả làm bài tập của các em mỗi ngày.
+ Đánh giá thường xuyên: đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng lời nói, cách viết,…
+ Đánh giá về trình độ tiếp thu của học sinh trong quá trình học và tìm hiểu