Phát biểu nào sau đây không đúng về lũ quét ở nước ta?
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng về lũ quét ở nước ta?
A. Miền Bắc lũ quét sớm hơn so với miền Trung.
B. Lũ quét thường xảy ra ở hạ lưu của con sông.
C. Lượng mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn.
D. Là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất lớn
Câu 9: Sự đa dạng của tài nguyên đất ở nước ta là do kết quả của tác động tổng hợp của nhân tố
A. phân hóa mưa, sự tác động của con người, nhân tố địa hình.
B. sông ngòi, lớp phù thực vật, sự tác động của con người, mưa.
C. đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật và con người.
D. địa hình, chế độ mưa theo mùa, sinh vật và các con sông lớn
Câu 15: Quy định việc khai thác tài nguyên sinh vật nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Phục vụ du lịch, xuất khẩu các sinh vật có giá trị.
B. Mang lại giá trị kinh tế cao trong việc khai thác.
C. Tránh ảnh hưởng để môi trường sống của sinh vật.
D. Đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật
Câu 45: Sông ngòi ở phía Bắc của Bắc Trung Bộ thường dài hơn phía Nam vùng này do
A. sông chảy khu vực có lãnh thổ hẹp, lưu lượng nước sông lớn.
B. sông bắt nguồn từ các sườn núi cao và đồ sộ, ít các phụ lưu.
C. sông chảy trong vùng có diện tích rộng lớn, lãnh thổ rộng hơn.
D. sông chảy khu vực có độ dốc trung bình nhỏ và lãnh thổ hẹp
Câu 62: Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của quá trình bóc mòn chủ yếu do
A. núi đá vôi trải rộng, mưa lớn, tập trung, lớp phủ thực vật bị tàn phá.
B. mức độ chia cắt địa hình lớn, khí hậu nóng ẩm, vỏ phong hóa dày.
C. bờ biển dài, nhiều đồi núi, sườn dốc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. chế độ thủy triều phức tạp, vùng biển rộng, khí hậu nóng, mưa mùa.
Câu 63: Địa hình đồi núi nước ta bị chia cắt mạnh chủ yếu do
A. đồi núi có diện tích lớn, mạng lưới sông ngòi dày đặc, rừng bị tàn phá.
B. đồi núi có độ dốc lớn, lượng mưa lớn, hai mùa tương phản rõ nét.
C. đồi núi già trẻ lại, mưa tập trung theo mùa, tác động của con người.
D. đồi núi được nâng cao, khí hậu nóng ẩm, vỏ phong hóa dày và tơi xốp.
Câu 64: Sự phân hoá mưa trong nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta chủ yếu do sự kết hợp của
A. gió mùa Đông Bắc, độ cao địa hình, hướng núi và frông lạnh.
B. độ cao địa hình, gió mùa Đông Bắc, biển Đông và áp thấp xích đạo.
C. tín phong bán cầu Bắc, biển Đông, độ cao địa hình và frông lạnh.
D. hướng núi, độ cao địa hình, áp cao cận cực và dải hội tụ nhiệt đới.
2 Xem trả lời
981