Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cứ đến ngày mùng 10 âm lịch hằng năm, người dân làng Muỗng Do, xã Điền Trung và các vùng lân cận huyện Bá Thước lại tổ chức lễ hội Mường Khô để tri ân Quận công Hà Công Thái và các vị tướng dòng họ Hà đã có công dẹp loạn ở vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đồng thời cầu cho nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở. Tại lễ hội năm nay, nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra như: Dâng hương tri ân công lao của Quận công Hà Công Thái, rước kiệu, biểu diễn cồng chiêng… và các hoạt động văn hóa – thể thao thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia, như: đánh mẳng, tung còn, chọi gà…
Cứ đến ngày mùng 10 âm lịch hằng năm, người dân làng Muỗng Do, xã Điền Trung và các vùng lân cận huyện Bá Thước lại tổ chức lễ hội Mường Khô để tri ân Quận công Hà Công Thái và các vị tướng dòng họ Hà đã có công dẹp loạn ở vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đồng thời cầu cho nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở. Tại lễ hội năm nay, nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra như: Dâng hương tri ân công lao của Quận công Hà Công Thái, rước kiệu, biểu diễn cồng chiêng… và các hoạt động văn hóa – thể thao thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia, như: đánh mẳng, tung còn, chọi gà…
Mường Khô xưa là nơi cư trú của gia tộc Hà Công, một dòng họ lớn, có uy tín và thế lực mạnh; nơi sinh ra và lớn lên của Hà Văn Mao - một trong những thủ lĩnh của phong trào Cần Vương, đã giương cao ngọn cờ yêu nước, tập hợp nghĩa quân, xây dựng căn cứ chống giặc ngoại xâm.
Địa thế của vùng Mường Khô uốn lượn theo thế sông, dáng núi, hội tụ hầu hết các dòng suối trong địa phận huyện Bá Thước đổ về, cùng với những quả đồi Lai Li - Lai Láng, nơi gắn với truyền thuyết về “Cây chu đá, lá chu đồng, bông thau, quả thiếc”.
Chuẩn bị cho lễ hội, các quan lang và dân chúng trong Mường phải sắm sẵn đồ tế lễ gồm trâu, lợn, gà, rượu, gạo… Lễ cúng có 18 mâm, bao gồm 12 mâm cỗ (trong đó có 10 mâm cỗ mặn, 2 mâm bánh chưng) và 6 mâm hoa quả.
Người dân sẽ chọn giờ đẹp để rước kiệu ra Chùa Mèo, nơi thờ tự tổ tiên của dòng họ Hà Công. Dẫn đầu đoàn rước là đội cồng chiêng gồm 400 thiếu nữ Mường mặc trang phục truyền thống mang theo 400 chiếc cồng vừa đi, vừa diễn tấu xướng lên âm thanh hùng hồn vang vọng núi rừng trong lễ hội Mường Khô, tiếp sau là chấp kích, bát bửu, kiệu long đình có lọng che; đội tế và đông đảo người dân Mường Khô tạo nên nét độc đáo và riêng biệt chỉ có ở xứ Mường. Tiếng cồng chiêng một trong những thứ không thể thiếu trong lễ hội Mường Khô, nó thể hiện sức mạnh và khát vọng của bà con xứ Mường. Đồ tế lễ được đặt ở 2 nơi là Đền Cụ (Hậu cung) và Nhà Chính, nơi thờ những người có công với đất nước và có công với đất Mường như: Hà Công Thái, Hà Công Ngôn, Hà Công Chấn, Hà Văn Mao, Hà Triều Nguyệt...
Phần lễ được diễn ra trang nghiêm và thành kính dưới sự trù trì của các vị cao niên xứ Mường. Không những vậy, lễ hội Mường Khô còn có những gian hàng của ngon, vật lạ, cây trái trong vườn mang ra chợ bày bán. Tuy nhiên bán, mua không phải là việc chính mà chủ yếu là để “khoe” những thứ làm được, có sẵn trong vườn, trên nương hay ngoài ruộng nên không khí mua, bán rất vui vẻ, thoải mái. Đối với những khách từ xa đến, bà con sẵn sàng biếu tặng các sản vật, thể hiện lòng hiếu khách cũng như cầu mong may mắn đến gia đình mình.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |