thứ nhất:sự hiện diện của các con sông lớn (sông Nin, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ…) tác động đến sự lựa chọn xu hướng phát triển kinh tế của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà.
+ Sông Nin, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ đã bồi tụ nên ở Ai Cập và Lưỡng Hà những đồng bằng châu thổ phù sa rộng lớn, màu mỡ; đất đai mềm xốp, dễ canh tác.
+ Sông Nin, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ còn cung cấp nguồn nước dồi dào cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà.
=> Thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cối (đặc biệt là cây lúa nước) và vật nuôi. Do đó, xu hướng phát triển kinh tế của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại thường thiên về sản xuất nông nghiệp, các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp chỉ giữ vai trò bổ trợ.
- Thứ hai, sự hiện diện của các con sông lớn và nhu cầu trị thủy đã thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
+ Nhờ có các đồng bằng châu thổ phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào… nên chỉ cần sử dụng những công cụ lao động thô sơ, cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà đã có thể tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn (không những đủ nuôi sống bản thân mà còn có lượng sản phẩm dư thừa) => điều kiện nảy sinh cho sự tư hữu tài sản và bóc lột đã xuất hiện => xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo.
+ Mặt khác, để làm tốt công tác trị thuỷ, yêu cầu cần phải có sự hợp tác, liên minh giữa các công xã nông thôn và cần có người chỉ huy.
=> Thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại
- Thứ ba, sự hiện diện của các con sông lớn cũng là một trong những nhân tố thường xuyên hiện diện và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Ai Cập, Lưỡng Hà. Ví dụ:
+ Cư dân Ai Cập cổ đại tôn sùng thần sông Nin.
+ Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước (mùa lũ) nên từ rất sớm cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà đã biết nhiều về các tri thức toán học.
ĐÂY NHÁ BẠN