Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Tóm tắt lại nội dung dưới đây theo gạch đầu dòng

Tóm tắt lại nội dung dưới đây theo gạch đầu dòng: 
1.5.2. Tính chất vô ngã và hữu ngã trong văn học trung đại
Khái niệm vô ngã và hữu ngã có nguồn gốc từ các thuật ngữ Phật giáo, ở đây dùng để chỉ một hiện tượng xuất hiện trong văn học trung đại Việt Nam. Đây cũng là đặc điểm nổi bật và biểu hiện đậm nhạt theo từng giai đoạn văn học của mười thế kỷ. Từ giai đoạn đầu, thế kỷ X – XV, tính vô ngã nổi bật, đến sau đó, thế kỷ XVIII – nửa đầu XIX, tính hữu ngã chiếm ưu thế và ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX, tính chất vô ngã và hữu ngã xen lẫn vào nhau để văn học chuyển mình hiện đại hóa.
Vô ngã là không có bản ngã, không chấp nhận cái bản ngã. Thời trung đại, con người chưa tách hẳn khỏi thiên nhiên và còn gắn mình trong cộng đồng xã hội. Con người luôn ý thức mình hòa làm một với thiên nhiên, thiên nhiên là chủ thể, con người chỉ là khách thể. Việc con người ý thức mình là con người của quần thể mạnh hơn là con người cá nhân. Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XV, cùng với lịch sử, văn học trải qua rất nhiều những thăng trầm. Ngay cả những đạo sĩ, thiền sư cũng đều làm việc đời, giúp ích cho nước cho dân. Ý thức cộng đồng, quốc gia, dân tộc được đề cao mạnh mẽ. Các nho sĩ từ vua chúa, vương hầu đến quan lại hay những người học hành đỗ đạt nhưng không ra làm quan hoặc cáo quan về ẩn dật đều thâm nhập tinh thần và chủ trương ấy trong việc giữ nước và dựng nước. Trước hiểm họa xâm lăng và đồng hóa của ngoại bang, vấn đề tồn vong của dân tộc ta và đất nước luôn đặt lên hàng đầu cấp thiết. Vậy nên con người trong sáng tác văn học (đối tượng sáng tác hay đối tượng được phản ảnh) dù có biểu hiện theo tam giáo đồng nguyên hay cụ thể từng học thuyết Nho, Phật, Đạo đều nhằm vào bồi đắp những giá trị truyền thống của “đạo” dân tộc. Đó là yêu nước, nhân đạo, nhân văn, phục vụ cho sự nghiệp độc lập vững bền nước nhà. Con người vô ngã lúc bấy giờ là con người – công dân, con người của quần thể lớn là quốc gia, dân tộc. Đó cũng là con người thẩm mỹ, nghệ thuật của văn chương thời kỳ này. Đó là tiếng dân tộc hào hùng trong Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt?), là lời hiệu triệu trong Dụ chư tì tướng hịch văn (Trần Quốc Tuấn), là tiếng non sông kết tụ trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)…
Đến khi có sự tác động xã hội, ý thức cá nhân phát triển, con người nhận ra mình là con người – cá nhân, cá thể là chính. Cá nhân là một con người cụ thể; còn ý thức cá nhân là con người tự ý thức mình là mình, một thực thể tồn tại bằng mình, cho mình, đó là con người - cá nhân, con người cá thể, con người đứng trong tự nhiên và xã hội nhưng vừa tách khỏi tự nhiên và xã hội. Ý thức đó làm nên tính chất hữu ngã. Bước sang thế kỷ XVI, đất nước trở nên rối ren với chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, đặc biệt từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến suy thoái và có lúc trở nên phản động chà đạp quyền sống của con người. Giai đoạn đó làm dấy lên trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với trung tâm là sự xuất hiện của con người – cá nhân cùng ý thức của con người ấy về đời sống mọi mặt từ vật chất đến tinh thần, chống mọi áp bức, ràng buộc của những điều bất công, vô nhân đạo. Thơ văn trung đại từ âm hưởng vô ngã của ý thức công dân chuyển sang âm hưởng hữu ngã của ý thức cá nhân và đạt được những thành tựu mới đáng kể. Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) thương cảm và bênh vực rạch ròi người dân thấp cổ bé họng, đồng cảm với khao khát yêu đương hạnh phúc của tình yêu trai gái thắm thiết và táo bạo. Chinh phụ ngâm (bản dịch Đoàn Thị Điểm?) là niềm nhớ tiếc, ước mong, oán trách, lo sợ của chinh phụ hướng đến thời thanh xuân với tình yêu hạnh phúc. Con người cá nhân thiết tha được sống bình yên, gia đình sum vầy hạnh phúc, vứt bỏ mọi công danh, tước vị. Truyện Kiều (Nguyễn Du) là tấm lòng xót xa đến đau đớn lòng trước những điều trông thấy mà không tìm được lối thoát cho con người – cá nhân ý thức sâu sắc về mình. Rồi tiếng nói cá nhân của nữ sĩ họ Hồ, của chàng si tình Phạm Thái…
Triều Nguyễn khôi phục lại chế độ phong kiến và nước nhà bị xâm lược rồi mất hẳn vào tay thực dân Pháp, con người công dân vô ngã lại đường hoàng bước vào văn học như một truyền thống tốt đẹp. Có điều hoàn cảnh, tình thế đã khác. Cuộc chiến khốc liệt, nghiệt ngã hơn và sau đó thất bại hoàn toàn, con người hữu ngã với ý thức cá nhân lên tiếng. Từ Nguyễn Đình Chiểu với những tác phẩm thể hiện rõ tình cảm công dân nhưng vẫn vang vọng tiếng nói của mỗi trái tim sắc thái khác nhau đến những buồn đau bất lực của cụ Nghè Yên Đỗ hay ông tú Vị Xuyên. Cái vô ngã công dân và cái hữu ngã ở xúc cảm riêng tư vẫn hòa quyện vào
0 trả lời
Hỏi chi tiết
90

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo