Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả(bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ"," Lượm)
* Lập dàn ý
* Viết đoạn văn
     Lưu ý: Ghi rõ, chi tiết, có dàn ý và đoạn văn nha

 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
167
1
1
meoww
01/03/2023 20:25:38
+5đ tặng
 Trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, tôi thích nhất là khổ thơ miêu tả hình ảnh chú bé đi đưa thư liên lạc, chạy qua cánh đồng lúa: “Đường quê vắng vẻ/ Lúa trỗ đòng đòng/ Ca lô chú bé/ Nhấp nhô trên đồng”. Không gian trong khổ thơ là không gian đồng lúa rộng mênh mông. Giữa không gian ấy, chỉ có chú bé Lượm chạy đi giao thư mà ẩn hiện là chiếc ca lô nhấp nhô. Đồng lúa chín và hình ảnh chú bé trơr nên thật thơ mộng. “Nhấp nhô” là một từ láy biểu thị sự vật được hiện ra lúc lên lúc xuống, không đều nhau. Hình ảnh ca lô của Lượm nhấp nhô trên đồng cho thấy điểm nhìn của tác giả ở đằng xa. Tác giả có lẽ đã tưởng tượng hình ảnh chú bé đi giao thư, chạy “thoăn thoắt” qua cánh đồng mới có được sự “nhấp nhô” như vậy. Nghĩa là, dù khổ thơ chỉ nói đến “nhấp nhô trên đồng” nhưng vẫn gợi nhắc người đọc đến hình ảnh của Lượm ở các khổ thơ trước với dáng vẻ “loắt choắt”, “Cái chân thoăn thoắt/ Cái đầu nghênh nghênh”. Với một từ ngữ đắc địa, Tố Hữu đã miêu tả và gợi nhắc được dáng vẻ của Lượm ở các khổ thơ trước. Đó là lý do tôi thích từ “nhấp nhô” và cách miêu tả trong khổ thơ này đến vậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Đức
01/03/2023 20:25:51
+4đ tặng

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Roxana agriche
Bạn ơi, bạn viết đoạn văn sai rồi. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ" Đêm nay Bác không ngủ"," Lượm" nha. Mình đóng mở ngoặc rồi mà

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo