Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 6
04/03/2023 12:40:24

Có ý kiến cho rằng gia đình có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người

có ý kiến cho rằng gia đình có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người . Ghi ý kiến của em về vấn đề trên
1 trả lời
Hỏi chi tiết
155
0
0
Kamado Kiyo
04/03/2023 21:23:22
+5đ tặng

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội. Trong đó, 1) Gia đình là tổ ấm - nơi tràn đầy tình yêu thương ruột thịt, vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư, thực hiện chức năng phát triển nòi giống vừa là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con trẻ/con người. 2) Giáo dục nhà trường (bao gồm cả sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội công ích) cung cấp cho con người/học sinh những tri thức khoa học cơ bản, hiện đại, hình thành những năng lực, phẩm chất trí tuệ và phát triển những phẩm chất đạo đức của nhân cách. 3) Giáo dục xã hội qua sách báo, phim ảnh, truyền hình, giao tiếp xã hội, với những nội dung lành mạnh, góp phần tích cực hỗ trợ giáo dục gia đình và nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.

Đặc biệt quan tâm vấn đề gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”[2], bởi gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội; đồng thời, cũng là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Gia đình Việt Nam truyền thống được hình thành và phát triển, gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên; với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như: Kính trên nhường dưới, hòa thuận, thủy chung, nghĩa tình, hy sinh cho con, tôn trọng, hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, v.v.. trở thành cái nôi, thành nền tảng hình thành và nuôi dưỡng nhân cách con người Việt Nam.

Với ý nghĩa là môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân từ khi chào đời đến phát triển, trưởng thành liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên, văn hóa gia đình là giá trị cốt lõi của văn hóa xã hội, vì rằng, đó là khởi nguồn sinh ra con người, nuôi dưỡng con người từ thuở lọt lòng đến khi trưởng thành. Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội, gắn liền với những điều kiện cụ thể của tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong những thành tố của văn hóa gia đình, việc tổ chức cuộc sống có nền nếp, trật tự, gia phong; việc dạy dỗ, ứng xử, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên gia đình thuộc các thế hệ rất quan trọng, bởi thông qua đó, các thế hệ đi trước truyền thụ cho con trẻ những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người. Nhân cách, đạo đức, lối sống của các thành viên trong gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến con trẻ; trong khi đó, sự giáo dục ở gia đình không có chương trình, kế hoạch cụ thể và các thành viên không được đào tạo chính quy về giáo dục, cho nên, giáo dục gia đình không chuẩn mực sẽ dẫn con trẻ đến suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn. Nền tảng của một gia đình hạnh phúc biểu hiện ở mối quan hệ ứng xử tốt đẹp, hiểu biết, sẻ chia, thông cảm và thương yêu nhau giữa vợ và chồng; sự thương yêu, chăm sóc, hy sinh của cha mẹ vì con và sự kính trọng, biết ơn, hiếu thảo của con đối với cha mẹ, ông bà… Cho nên, văn hoá gia đình và giáo dục trong một gia đình văn hóa tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi người cùng thực hiện và đó cũng chính là gia lễ, gia phong - cái gốc của gia đình, giữ cho con người Việt Nam và tạo cho gia đình và xã hội Việt Nam một sức sống mãnh liệt.

Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm ban đầu đối với quá trình xã hội hóa của con trẻ/cá nhân, ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của con trẻ. Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và nhân cách của mỗi con người, mà nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại… Trong hành trình đó, lứa tuổi ấu thơ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình là giai đoạn quan trọng, mặc dù khi đó, nhân cách chưa được thể hiện rõ ràng, song thông qua hành vi bắt chước hành động của người lớn, con trẻ bắt đầu thu nhận các tương tác nhân - sinh - quan để hình thành nhân cách của mình. Để con trẻ trở thành một người có nhân cách tốt, việc giáo dục của mỗi gia đình đóng vai trò chủ đạo. Theo đó, giáo dục con trẻ không chỉ dừng lại ở lời nói hay mà phải bằng những cử chỉ, việc làm đẹp, bởi mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn, nhất là cha mẹ có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của con trẻ. Người xưa thường nói “dạy con từ thuở còn thơ”, cho nên, việc thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, lời nói lễ phép, kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo… để khi trưởng thành con trẻ thấu hiểu, biết ơn đấng sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ là hết sức cần thiết.

Trong mỗi gia đình, kết hợp giữa giáo dục truyền thống với hiện đại, cha mẹ, ông bà không chỉ giáo dục con trẻ đạo đức và văn hóa gia đình, giáo dục lao động, giáo dục phát triển trí tuệ, giáo dục thể lực toàn diện, giáo dục thẩm mỹ; trong đó, việc giáo dục, dạy dỗ về thái độ, cử chỉ, giao tiếp và ứng xử lễ nghĩa, kính trọng người già, chăm lo, nhường nhịn người nhỏ tuổi; uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con trẻ mà còn rèn tính tự giác trong học tập, suy nghĩ, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp, kỹ năng sống… giúp con trẻ hình thành nhân cách, sớm ý thức được trách nhiệm của mình đối với mọi người và mọi người đối với mình trong gia đình. Văn hóa gia đình chính là thành lũy kiên cố để bảo vệ và giúp con trẻ duy trì, phát huy được những giá trị chân, thiện, mỹ từ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; đồng thời, khơi dậy cho con trẻ những ý tưởng sáng tạo, hình thành lối sống lành mạnh, góp phần vào quá trình giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách con người.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước ngày càng đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, gia đình Việt Nam truyền thống đang có những biến đổi mạnh mẽ trong cấu trúc, hình thái, quy mô và mối quan hệ giữa các thành viên, thế hệ. Chịu tác động từ xu thế toàn cầu hóa, những giá trị, chuẩn mực truyền thống cũng đã và đang thay đổi; trong đó, ở không ít gia đình, mối quan tâm, chăm sóc của một bộ phận cha mẹ dành cho con trẻ suy giảm, thậm chí có không ít gia đình còn “khoán trắng” cho xã hội và nhà trường việc giáo dục con trẻ. Bên cạnh đó, một số không ít cha mẹ chưa dành thời gian thích đáng cho con trẻ; một số khác thiếu kỹ năng và phương pháp giáo dục khoa học…, đã tạo ra những hệ lụy, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, việc học hành, sự hình thành nhân cách, lối sống đúng đắn, thậm chí sự thành công của con trẻ ở tương lai. Đó cũng chính là một nguyên nhân quan trọng khiến cho gia đình chưa phát huy được vai trò của nó với tư cách là môi trường góp phần nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực tế cho thấy, ở một bộ phận gia đình hiện nay, nhân cách của con trẻ đang chịu tác động xấu bởi tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, lối sống thực dụng, trọng tiền tài, vật chất nói chung, thiếu vắng sự chăm sóc, dạy dỗ, bảo vệ con trẻ nói riêng. Nhận thức sâu sắc thực trạng này, văn kiện các kỳ Đại hội của Đảng, nhất là những nhiệm kỳ gần đây đã nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ”[3]. Đây không chỉ là một trong những thách thức lớn đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống, nuôi dưỡng sự hình thành và phát triển nhân cách con trẻ trong gia đình nói riêng mà còn ảnh hưởng đến việc tạo dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều, song không thể không nói đến thực tế là: vì nhiều lý do khác nhau, một bộ phận gia đình đã không còn thật sự là “tổ ấm” để trao truyền yêu thương, chăm lo, dạy dỗ, giáo dục và nuôi dưỡng con trẻ. Ở đó, cấu trúc gia đình lỏng lẻo, liên kết giữa các thành viên gia đình yếu, cha mẹ thiếu gương mẫu, thường xuyên mâu thuẫn, xung đột, dẫn đến bạo lực gia đình; trong đó, bạo lực của người chồng đối với người vợ và bạo lực của cha mẹ đối với con cái xảy ra nghiêm trọng. Ở những nơi con trẻ thường xuyên phải chứng kiến những “hình ảnh”, “sự việc” không đẹp đó, ắt chúng hoặc bị khủng hoảng tâm lý “đòn roi”, lệch lạc trong suy nghĩ dẫn đến lệch lạc trong hành động, có xu hướng áp dụng các hành vi bạo lực đối với người khác trong tương lai. Cùng với các mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình là vấn đề ly hôn, nhất là các gia đình cha mẹ ly hôn khi con còn nhỏ tuổi, thì con trẻ thường thấy: hoặc là dễ bị rơi vào khủng hoảng tâm sinh lý, hoặc thu mình, rồi dẫn đến có những hành vi lệch chuẩn trong tương lai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo