Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
– Thạch Lam yêu cầu người viết phải có cái nhìn khám phá sâu sắc và tinh tế trước hiện thực cuộc sống (độc đáo trong cái nhìn).
– Nhà văn phải phát hiện được cái Đẹp – cái Đẹp với ý nghĩa toàn vẹn cao quí, cái Đẹp viết hoa. Không đơn giản là cái vẻ hào nhoáng ,dễ thấy bề ngoài, mà căn bản là cái Đẹp khuất lấp, tiềm ẩn trong đời sống nội tâm con người, trong sự bằng lặng của cuộc sống.
– Cao hơn, Thạch Lam còn muốn nói tới sự phát hiện cái Đẹp ở địa hạt tưởng chừng cái Đẹp không thể xuất hiện, không thể tồn tại.
⇒ Đây là một yêu cầu nghiêm nhặt, khắt khe nhưng xác đáng về nghề văn, một nghề đòi hỏi sự khám phá và sáng tạo.
– Tác phẩm văn học chứa đựng cái Đẹp ấy phải (và tất yếu) đem lại cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức. Ở đây, Thạch Lam khẳng định: văn chương không chỉ lấy cái Đẹp làm cứu cánh, không được chỉ ngợi ca cái Đẹp mà xa rời hiện thực. Trái lại, văn chương phải tác động tích cực tới con người, làm giàu có, làm phong phú ,nâng cao đời sống tinh thần cho con người, phải làm đẹp cho cuộc đời.
⇒ Có thể nói , với hai bình diện- bình diện về sự độc đáo và bình diện về sứ mệnh, trách nhiệm mà Thạch Lam đặt ra , nếu nhà văn phấn đấu thì đó sẽ là con đường của một nhà văn chân chính.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |