Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các bản dịch thơ của bài xuân vãn của Trần Nhân Tông

các bản dịch thơ của bài xuân vãn của Trần Nhân Tông
2 trả lời
Hỏi chi tiết
55
1
0
Tiến Dũng
08/03/2023 21:41:20
+5đ tặng
Bài thơ XUÂN VÃN 
của Điều Ngự Giác Hoàng - Trần Nhân Tông 
 Thích Thông Huệ 
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ, biết rõ đường lối tu hành theo tông chỉ “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Xoay lại soi sáng chính mình là phận sự gốc, không cầu bên ngoài mà được). Khi lên ngôi, dù bộn bề trăm việc đối nội và đối ngoại, Ngài vẫn có chỗ sống riêng của mình, tuy ở trong trần mà vẫn vui với Đạo. Năm 41 tuổi, Ngài nhường ngôi cho con, sau đó xuất gia về núi Yên Tử, lấy hiệu Hương Vân Đại đầu đà, được tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng. Ngài sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành vị Sơ Tổ của dòng Thiền đặc thù Việt Nam . Bài thơ “Xuân vãn” là một trong những bài mượn cảnh mùa xuân, diễn đạt một cách sâu sắc trình độ tâm linh vút cao của Ngài:

XUÂN VÃN 
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, 
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung. 
Như kim khám phá Đông hoàng diện, 
Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng. 

Hòa thượng Trúc Lâm dịch: 

CUỐI XUÂN 
Thuở bé chưa từng rõ sắc không, 
Xuân về hoa nở rộn trong lòng. 
Chúa Xuân nay bị ta khám phá, 
Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng. 

Bài thơ tứ tuyệt ngắn ngủi nhưng bao hàm cả hai giai đoạn đời Ngài: lúc còn bé chưa biết đường tu và khi đã là vị Thiền Sư đạt đạo. 

“Thuở bé chưa từng rõ sắc không / Xuân về hoa nở rộn trong lòng”: Thuở bé là lúc còn non tuổi đời, cũng là khi còn ấu thơ về đạo lý. Nhân một ngày xuân đi dạo trong vườn thượng uyển, Thái Tử thấy trăm hoa đua nở tỏa hương ngào ngạt. Chưa thấu hiểu lý Bát Nhã, chưa rõ thể tánh không của các pháp, Thái Tử ngỡ thân tâm cảnh đều thật có. Ý thức chấp ngã chấp pháp mạnh mẽ, nhất là trong điều kiện thuận lợi về vật chất, Ngài làm sao tránh khỏi rộn ràng xao xuyến khi thấy cảnh xuân về? Và đây hầu như là tâm trạng chung của con người, nhất là những ai có tâm hồn nghệ sĩ. Nhà thơ Đinh Hùng nhìn xuân sang mà nhớ hương người xưa: 

Xuân nào như xuân mới? 
Hương nào như hương xưa? 
Lòng chàng không có tuổi 
Duyên chàng se tình cờ. 

hay J. Leiba nói thay cô gái tuổi trăng tròn: 

Em nhớ năm em lên mười lăm, 
Cũng ngày đông cuối sắp sang xuân. 
Mừng xuân, em thấy tim hồi hộp, 
Nhìn cái xuân sang khác mọi lần. 

Tập khí của chúng ta là dính mắc với trần cảnh, loạn động theo các duyên bên ngoài. Từ đó tạo nghiệp, quẩn quanh trong sáu nẻo luân hồi. Đức Phật dạy, chính sáu căn là đầu mối của phiền não sinnh tử, do tiếp xúc với sáu trần mà khởi tâm phân biệt. Nhưng sáu căn cũng là nguồn gốc của Niết bàn, khi thấy nghe hay biết tất cả các pháp mà vẫn an nhiên tự tại. Thời điểm chợt nhận ra tánh giác thường hằng của chính mình là khoảnh khắc diệu thường, ngàn năm không dễ có. Những bậc đạt đạo dùng rất nhiều mỹ từ tạm đặt tên cho tánh giác sẵn đủ ấy, vì thật sự nó không có tên, cũng không thể dùng ngôn từ diễn tả. Ở đây, Sơ Tổ Điều Ngự gọi là Chúa Xuân. “Chúa Xuân nay bị ta khám phá”. Thật ra, Chúa Xuân không lẫn tránh, không giấu mặt, cũng không phải ở đâu xa. Chỉ vì vọng thức che lấp nên không nhận ra tánh giác lúc nào cũng sáng ngời. 

Mai Hoa Ni đời Tống viết bài thơ Ngộ đạo như sau: 

Tìm Xuân, chẳng thấy bóng xuân sang, 
Giày rơm giẫm nát đỉnh mây ngàn. 
Trở về chợt ngửi hương mai ngát, 
Xuân ở đầu cành đã chứa chan. 
(Đỗ Tùng Bách dịch) 

Một đời lặn lội, mòn mỏi những bước chân giẫm nát cỏ cây trên đỉnh núi mây phủ, thế mà vẫn chưa tìm thấy mùa xuân. Chính vì ý tưởng “tìm xuân” nên xuân không thể hiện. Chúa Xuân không ở bên ngoài, không phải là đối tượng của sự tìm cầu, mà chính là mình - con người bất sanh bất diệt xưa nay. Sực tỉnh xoay trở về chính mình, ta mới nhận ra, quả thật xuân đang trùm khắp vạn hữu, mai đang tỏa ngát mùi hương.! 

Sơ Tổ của chúng ta không những đã trở về, đã khám phá Chúa Xuân, Ngài còn trọn vẹn sống cùng mùa Xuân miên viễn: 

“Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng”. 

Thiền bản là chiếc chõng hay giường nhỏ, bồ đoàn là chiếc gối tròn để ngồi. Đây là hai dụng cụ sử dụng khi tọa thiền. Giường hay chõng thiền còn ám chỉ chân tánh hay bản tâm của mỗi người. Ngồi trên giường Thiền nghĩa là hằng sống cùng bản tâm sẵn đủ. Bản tâm thường tịch nhưng thường tri, luôn lặng lẽ mà luôn chiếu sáng. Định của bản tâm không trụ không xả, không nhập không xuất nên là thường định, đại định. Tinh thần Bồ tát Đại thừa không bỏ huyễn cầu chơn, không bỏ mê về ngộ, không bỏ trần gian thủ chứng Niết bàn. Trong các cảnh vô thường sinh diệt, các bậc đạt đạo nhận ra và sống bằng thể tánh chân thường bất sinh, nên có cái nhìn thẩm thấu vào bản chất của các pháp. Do vậy, các Ngài tự tại anh nhiên trước sự biến đổi của vũ trụ vạn hữu, nên nói “ngồi trên giường Thiền ngắm từng cánh hoa rụng trong một chiều xuân vãn”. 

Cùng một cảnh xuân nhưng lúc mê thì tâm loạn động, dính mắc theo cảnh, khi ngộ thì an nhiên nhìn mọi sự đổi dời. Xuân đời đến rồi đi, hoa theo xuân nở rồi tàn, nhưng Chúa Xuân mãi hiện hữu, siêu vượt thời - không. Mùa Xuân miên viễn ấy không ở đâu xa, không từ bên ngoài đến, mà ở ngay đương xứ - tại đây và bây giờ. Cầu chúc tất cả chúng ta, nhân mùa xuân đến, nhận ra Chúa - Xuân - tự - tâm của chính mình, đồng thời chan rải hương xuân đến khắp mọi người. 

 
Mùa Xuân Kỷ Sửu - 2009 
Thiền thất Viên Giác

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thảo Quân
08/03/2023 21:46:25
+4đ tặng

Xuân Muộn
Tuổi trẻ chưa tường không với sắc,
Lòng xuân mãi vướng với trăm hoa;
Nay đà hiểu hết được lẽ thật,
Bình thản ngồi trông bóng xuân qua.
(Phan Thành Khương dịch)

CUỐI XUÂN
Thuở bé chưa từng rõ sắc không,
Xuân về hoa nở rộn trong lòng.
Chúa Xuân nay bị ta khám phá,
Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng.
(Hòa thượng Trúc Lâm dịch - Trích từ bài của thầy Thích Thông Huệ)
 


XUÂN RÃI
Tuổi trẻ chưa tường tỏ sắc không
Tâm xuân vừa đến trăm hoa lòng
Chúa Xuân hiện hữu thừa chân lý
Giường Thiền tĩnh toạ thấy hồng rơi. (Tâm Thường Định dịch)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k