Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?
A. Mọi nam châm luôn có hai cực.
B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.
Câu 2: Hãy xác định cực của nam châm trong hình dưới đây.<!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->
A. 1 – Nam; 2 – Bắc
B. 1 – Nam; 2 – Tây
C. 1 – Bắc; 2 – Nam
D. 1 – Đông; 2 – Tây
Câu 3: Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các
A.vụn nhôm vào trong từ trường của nam châm.
B. vụn sắt vào trong từ trường của nam châm.
C. vụn nhựa vào trong từ trường của nam châm.
D. vụn của bất kì vật liệu nào vào trong từ trường của nam châm.
Câu 4: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Câu 5: Trong phòng khám, người ta sử dụng dụng cụ nào dưới đây để lấy những vụn sắt ra khỏi mắtbệnhnhân?
A. Thanh nam châm.
B. Thanh sắt.
C. Thanh nhôm.
D. Kéo.
Câu 6: Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác.
C. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
D. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.
Câu 7: Xung quanh vật nào sau đây có từ trường?
A. Bóng đèn đang sáng.
B. Cuộn dây đồng đang nằm trên kệ.
C. Thanh sắt đặt trên bàn.
D. Ti vi đang tắt.
Câu 8: Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều
A. đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
B. đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
C. đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
D. đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.
Câu 9: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến từ trường Trái Đất?
A. Hiện tượng nhật thực.
B. Hiện tượng nguyệt thực.
C. Hiện tượng thủy triều.
D. Hiện tượng cực quang.
Câu 10. Bộ phận chính của la bàn là
A. đế la bàn. B. mặt chia độ.
C. kim nam châm. D. hộp đựng la bàn.
Câu 11: Thiết bị nào dưới đây sử dụng nam châm điện?
A. Tủ lạnh.
B. Máy lọc nước.
C. Chuông điện.
D. Bóng đèn điện.
Câu 12: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm
A. khí oxygen và glucose.
B. glucose và nước.
C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng.
D. khí carbon dioxide và nước.
Câu 13. Quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường (như nước, khí oxygen, chất dinh dưỡng,…) và thải các chất không cần thiết (như khí carbon dioxide, chất cặn bã,…) ra ngoài môi trường là quá trình
A. trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
B. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
C. trao đổi chất giữa tế bào với tế bào khác.
D. trao đổi chất giữa cơ thể với cơ thể khác.
Câu 14. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong hoạt động sống của tế bào, trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.
(2) Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
(3) Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường gồm hai quá trình đó là lấy vào và thải ra.
(4) Quá trình phân giải glucose trong tế bào có cả sự chuyển hóa các chất và năng lượng.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15: Vì sao phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt?
A. Để hạn chế sự thoát hơi nước ở lá.
B. Để phần bị che phủ không tiếp xúc với ánh sáng.
C. Để xác định mẫu lá khảo sát thí nghiệm.
D. Giúp lá cây không bám bụi cũng như dễ xác định mẫu thí nghiệm trên cây.
Câu 16. Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra chủ yếu trong bào quan nào sau đây?
A. Lục lạp.
B. Ti thể.
C. Ribosome.
D. Bộ máy Golgi.
Câu 17. Cho sơ đồ sau:
<!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->
(1) và (2) trong sơ đồ trên lần lượt là
A. oxygen, carbon dioxide.
B. carbon dioxide, oxygen.
C. nitrogen, oxygen.
D. nitrogen, hydrogen.
Câu 18. Cây xương rồng có lá biến thành gai thì quá trình quang hợp sẽ diễn ra ở bộ phận nào sau đây của cây?
A. Gai.
B. Hoa.
C. Thân.
D. Rễ.
Câu 19. Ở sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp tế bào diễn ra trong bào quan là
A. ti thể.
B. lục lạp.
C. ribosome.
D. nhân tế bào.
Câu 20. Trong các nhóm sinh vật dưới đây, nhóm sinh vật nào tiến hành trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?
A. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, động vật nguyên sinh.
B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, côn trùng, cá.
C. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, bò sát, côn trùng.
D. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, cá, chim, thú.
Câu 21. Phân tử nước có tính phân cực do
A. nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử hydrogen khiến đầu oxygen tích điện âm một phần còn đầu hydrogen tích điện dương một phần.
B. nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử hydrogen khiến đầu oxygen tích điện dương một phần còn đầu hydrogen tích điện âm một phần.
C. nguyên tử hydrogen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử oxygen khiến đầu oxygen tích điện âm một phần còn đầu hydrogen tích điện dương một phần.
D. nguyên tử hydrogen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử oxygen khiến đầu oxygen tích điện dương một phần còn đầu hydrogen tích điện âm một phần.
Câu 22. Chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau chủ yếu để
A. giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn.
B. đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng năng lượng cần thiết.
C. cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
D. kích thích vị giác của cơ thể nhờ đó dung nạp được số lượng thức ăn nhiều nhất có thể.
B. Tự luận
Câu 23: Hãy chỉ rõ tương tác (lực hút hoặc lực đẩy) giữa các nam châm trong hình dưới đây.
<!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->
a
b
c
d
Câu 24: Vì sao trong lúc sử dụng la bàn để xác định phương hướng, ta không để la bàn nằm gần các la bàn khác?
a. Một bạn ngồi cạnh loa ti vi trong lúc tìm phương hướng bằng la bàn. Em có lời khuyên nào?
Câu 25.
a.Trao đổi khí ở sinh vật là gì?
b.Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua bộ phận nào của cây?
Câu 26.
a. Nguyên liệu tham gia và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào là gì?.
b. Từ đó, hãy viết phương trình hô hấp dưới dạng chữ.
Câu 27. Giải thích các tình huống sau:
a. Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí carbon dioxide vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí luôn ở mức ổn định?
b. Năng lượng ánh sáng cho cây quang hợp có thể lấy từ nguồn nào?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 3: Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các
A.vụn nhôm vào trong từ trường của nam châm.
B. vụn sắt vào trong từ trường của nam châm.
C. vụn nhựa vào trong từ trường của nam châm.
D. vụn của bất kì vật liệu nào vào trong từ trường của nam châm.
Câu 4: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |