Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh điểm giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ?

so sánh điiểm giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
62
0
0
Leo Vateria
10/03/2023 12:15:11
+5đ tặng

– Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

– Khác nhau:

+ Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau (Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Chou
10/03/2023 12:50:22
+4đ tặng
Điểm giống nhau giữa Ẩn dụ và hoán dụ

Về bản chất, ẩn dụ và hoán dụ có những nét giống nhau như sau:

+ Đều lấy tên sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác . Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở  chỗ chi có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.

+ Cùng được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, trong đó cơ bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Vì giống nhau nhiều điểm như vậy nên nếu chỉ nhìn vào mặt hình thức, học sinh sẽ rất dễ bị nhầm lẫn về hai biện pháp nghệ thuật này.

Điểm Khác nhau giữa Ẩn dụ và hoán dụ

+ Ẩn dụ:

Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đông, tức giống nhau về phương diện nào đó (hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác).

Ấn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật .Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng giống nhau của hai đối tượng băng so sánh ngầm. Về mặt nội dung(cấu tạo bên trong), ẩn dụ phải rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng bản chất. Nét giông nhau là cơ sở để hình thành ẩn dụ, đồng thời cũng là hạt nhân nội dung của ẩn dụ.

Chức năng chủ  yếu của ân dụ là biểu cảm. Hiện nay ẩn dụ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, không những trong văn xuôi nghệ thuật mà còn trong phong cách chính luận nhưng nhiều nhất vẫn là trong thơ ca.

Xét ví dụ sau:

Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ con đò khác đưa

(Ca dao)

Trong ví dụ trên, cây đa bến cũ có những nét tương đồng với những kỉ niệm đẹp , con đò khác đưa có ý nghĩa tương tự việc cô gái đã đi lấy người con trai khác làm chồng , đã thay  đổi , xa nhau về tình cảm. Thông qua nghệ thuật ẩn dụ, tác giả dân gian đã chọn được hình ảnh quen thuộc , gợi nhớ diễn đạt được một lời oán trách kín đáo .

Xét một ví dụ khác về ẩn dụ :

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông

(Nguyễn Du)

Trong ví dụ trên, tác giả đã sứ dụng hình ảnh lửa lựu đế ẩn dụ cho việc mùa hè đến (cùng tính chất nóng). Đây là việc tác giá so sánh ngầm giữa tính chất của lửa và tính chất của mùa hè với nhau, tạo nên liên tưởng thú vị.

Hoán dụ:

Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi  với  nhau ( bộ phận -toàn thế; vật chứa đựng -vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật. sự vật; cụ thể -trừu tượng).

Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biếu hiện. Hoán dụ không thể hiện sự giống nhau giữa hai đối tượng được đưa ra mà chỉthê hiện sự đi đôi, sóng đôi, liên tưởng đến nhau giữa hai đối tượng.

Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kế cận của hai đối tượng mà không so sánh. Ve mặt nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng phát hiện ra mối quan hệ khách quan có thực có tính chất vật chất hoặc logic giữa các đối tượng.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×