Trong câu truyện trên, vì sao Rùa lại giành chiến thắng
D. Dùng từ đồng nghĩa
Câu 4. Trong câu truyện trên, vì sao Rùa lại giành chiến thắng? (Học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất.)
A. vì Rùa không chủ quan, tích cực luyện tập.
B. vì Rùa kiên trì và biết cố gắng.
C. vì Rùa chăm chỉ và nghiêm túc.
D. vì Rùa có tính kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ.
Câu 5. Dấu chấm lửng trong câu: “Có rất nhiều cuộc thi thú vị như thi nhảy cao, thi trèo cây và cả thi bơi nữa…” có công dụng gì?
A. đánh dẫn lời dẫn trực tiếp
B. thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
C. tỏ ý còn nhiều cuộc thi vẫn chưa liệt kê hết
D. làm giãn nhịp câu văn
Câu 6. Câu chuyện “Thỏ và Rùa” muốn nhắc nhở điều gì?
A. nhắc nhở mọi người cần có tinh thần đoàn kết
B. nghiêm khắc nhắc nhở những ai hay ỷ vào sức mình mà chủ quan
C. nhắc nhở mọi người không nên vội vàng, hấp tấp
D. nghiêm khắc nhắc nhở mọi người cần cố gắng trong học tập
Câu 7. Đoạn trích: “Nó quay đầu lại rất đắc ý nhìn thì chẳng thấy bóng dáng Rùa đâu, bèn nghĩ bụng: “Rùa mà dám chạy thi với Thỏ, đúng là chuyện nực cười nhất thế giới!” thể hiện tính cách gì của Thỏ?
A. thể hiện sự thông minh
B. thể hiện sự kiêu ngạo
C. thể hiện sự nhanh nhẹn
D. thể hiện sự hồn nhiên
Câu 8. Sắp xếp thứ tự các sự việc theo đúng diễn biến của câu chuyện:
1. Rùa tập chạy bên bờ sông.
2. Cả hai bắt đầu thi.
3. Thỏ chế giễu rùa và thách thi chạy.
4. Rùa đã về trước Thỏ.
5. Thỏ nhởn nhơ, lăn ra ngủ 1 giấc vì nghĩ cầm chắc chiến thắng.
A. 1-2-3-5-4
B. 1-2-5-3-4
C. 1-5-4-3-2
D. 1-3-2-5-4
2. Trả lời câu hỏi (từ câu 9 đến câu 10 – 2,0 điểm)
Câu 9. Em có đồng tình với cách ứng xử trong đoạn trích sau của Thỏ hay không? Vì sao?
“Đúng lúc đó, một chú Rùa chậm chạp bò tới cuộc thi để đăng kí. Thỏ nhìn thấy Rùa thì cười nói: “Này Rùa, cậu mà cũng đến đăng ký dự thi hay sao? Cậu không biết nhảy cao, không biết trèo cây, đến đi còn chậm chạp như thế thì thi thố cái gì.”
Câu 10. Qua câu truyện “Thỏ và Rùa”, em rút ra được bài học gì?