Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo em học sinh nên bảo tồn và phát triển lễ hội hát đúm ở huyện Thủy Nguyên

cho em học sinh lên bảo tồn và phát triển lễ hội hát đúm ở huyện Thủy Nguyên
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
658
Lam Nguyen
Theo em , học sinh nên làm gì để bảo tồn và phát triển lễ hội hát đúm huyện Thủy Nguyên
12/03/2023 09:02:38
Lam Nguyen
Theo em học sinh nên làm gì để bảo tồn và phát triển lễ hội hát đúng huyện Thủy Nguyên
12/03/2023 09:03:03
1
3
Phonggg
11/03/2023 00:45:34
+5đ tặng

Hàng năm, vào ngày mùng 4 đến mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, Tổng Phục lại mở Hội làng. Cuốn hút nhất vẫn là lễ hội “Mở mặt” và cuộc thi “hát Đúm”. Nhưng hiện nay chỉ có lễ hội hát Đúm còn tồn tại, đây là lễ hội có truyền thống từ xa xưa và được duy trì đến tận hôm nay trong niềm đam mê không chỉ của các nghệ nhân có tuổi, mà cả ở tầng lớp thanh, thiếu niên. Hát Đúm Thuỷ Nguyên gắn bó với sự hình thành và phát triển dân cư, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng. Quê hương của Hát Đúm Hải Phòng là xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ (Thuỷ Nguyên), nơi có số lượng bài ca, đề tài, nội dung tư tưởng phong phú, đa dạng.

 

Tết đến, làng lại mở hội tiếng hát vang khắp cả một vùng quê

Theo truyền thống, ngày bắt đầu của hội hát đúm đồng thời cũng là ngày những cô gái của Tổng Phục bỏ chiếc khăn mỏ quạ bịt mặt trong suốt cả năm. Vì thế, hội hát đúm ngày xuân cũng còn là ngày hội “Mở mặt”. Trong những ngày này, các chàng trai, cô gái Tổng Phục (trước đây, ba xã Phục Lễ, Phả Lễ và Lập Lễ thuộc Tổng Phục) thường tập trung để hát đúm tại đình Phục Lễ, một trong những ngôi đình lớn.

Hát đúm, còn được gọi là hát nói là một loại hình dân ca với những làn điệu đối đáp phổ biến trong những dịp hội, hè đầu xuân. Đây là loại hình nghệ thuật được hình thành trong quá trình lao động sản xuất, gắn với những lễ hội và mang nét văn hóa độc đáo của người dân vùng cửa biển, trong đó cái nôi của hát đúm là huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Với nhiều giá trị tiêu biểu, năm 1989 Tổ chức - khoa học - văn hóa của Hội liên hiệp UNESCO công nhận là “Báu vật sống” cho các nghệ nhân Hát Đúm tại Lập Lễ - Thủy Nguyên và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 3325/QĐ-BVHTTDL ngày 04/9/2018.

 

Tục che Mặt là nét văn hóa đẹp nói lên tính cách kín đáo người con gái Bắc Kỳ

 

Hình ảnh Hát Đúm từ xa xưa

Hát đúm cũng có thể diễn ra ở trên đường đi, ngoài cánh đồng khi các tốp trai thanh, gái lịch trong những bộ quần áo truyền thống ngày hội gặp nhau. Họ nắm tay nhau say sưa, hát đối những làn điệu giao duyên thể hiện khát vọng về tình yêu đôi lứa thông qua nhiều câu hát ví von mang đậm chất dân gian của vùng quê. Bài bản của hát đúm rất phong phú. Đầu tiên, khi mới gặp nhau là những câu hát chào, những câu hát mừng, tiếp sau đó có thể là hát hỏi, hát đố, hát họa, hát huê tình, hát cưới... và cuối cùng là hát ra về.

Hát Đúm vui nhất là hôm hát giã đám. Lúc này họ trao giữ kỷ vật cho nhau, càng hát càng say, mà đưa ra toàn những bài hát hay, mới nhất từ nỗi lòng sâu kín của họ. Những yêu đương, thương nhớ, những xa cách, chia ly, những hứa hẹn, đợi chờ và hy vọng… Họ mong đợi mùa hội sau, để lại được gặp và nghe tiếng hát của nhau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×