Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Nêu ấn tượng chung của em về các nhân vật (Thắng, Trang, cô giáo) trong truyện.....

MỘT LỜI GIAO ƯỚC

PHONG THU

Hồi còn học lớp vỡ lòng, đôi bạn nhỏ này chưa quen nhau. Nhưng từ ngày lên lớp một đến giờ, Trang và Thắng trở thành đôi bạn thân tự lúc nào không biết nữa. Hôm đầu tiên mới đến trường, hai đứa lớ ngớ thế nào, cùng được vào lớp Một A mới hay chứ. Thoạt đầu, Thắng nhìn Trang, Trang nhìn Thắng như thể hai chú mèo con làm quen với nhau vậy. Thế rồi, Thắng thấy cái mũi của Trang tẹt, nom buồn cười quá, hoá ra cười thật. Thấy Thắng cười, Trang cũng cười: “Ơ, cậu này răng cũng sún như mình!”.

Buổi học đầu tiên trôi qua rất nhanh. Đôi bạn chưa kịp tìm ra được chuyện gì để nói với nhau.

Sáng hôm sau, Thắng mang đi một chai nước to tướng. Gặp Trang, Thắng khoe luôn:

- Tớ đem nước đây, cậu uống không?

Trang trố mắt ra nhìn. Chai nước hồng hồng, nom thích quá.

− “Xi-lô” hả? Cậu mang “xi-lô” à?

Thắng lắc đầu, giơ cái chai lên, lắc một cái.

-          “Xi-rô” chứ! “Xi-lô” là cái quái gì. Không phải “xi-rô” đâu. Nước trà đấy. Nhưng mà loãng thôi, nước đặc, bố tớ mới uống được. Bố tớ bảo trẻ con uống đặc cồn ruột lắm. Cậu có biết cồn ruột là thế nào không? Ghê lắm nhớ, tớ đã có lần cồn rồi!

Trang bụm môi, cau mày ra vẻ nghĩ ngợi:

-          Cồn... ruột à? Không, tớ chả biết. Tớ chỉ biết đau bụng thôi. Cậu bị đau bụng bao giờ chưa? Ghê lắm nhớ.

Tưởng cái gì chứ đau bụng thì Thắng biết quá đi rồi. Cồn ruột mới lạ chứ.

-          Tớ biết rồ…ồ… i…, nhưng mà từ năm ngoái kia. Cậu muốn khỏi bị đau bụng thì phải đem nước đun sôi mà uống như tớ đây này.

Nói rồi, Thắng múa cái chai lên. Trang nhìn cái chai, thắc mắc:

- Cậu tu à?

- Ừ, tu.

– Thế thì mất vệ sinh chết.

Ừ nhỉ. Thắng ngớ người. Đúng là mất vệ sinh thật.

Hai đứa liền bàn với nhau thế này: kể từ ngày mai, mỗi đứa mang nước một hôm; đứa nào không phải mang nước thì mang chén, như vậy sẽ rất vệ sinh.

Từ ngày ấy, đôi bạn càng trở nên thân thiết.

Lên học lớp một kể cũng hay thật. Không như ở lớp vỡ lòng đâu nhé. Bài học dài hơn này, sách giáo khoa có những bốn, năm quyển này. Sách ngần nào, vở ngần ấy. Lại còn cả bảng con và mấy viên phấn kèm theo. Sáng ra đi học mà vội vội vàng vàng, thế nào cũng để quên. Trước khi đến lớp, Thắng phải mở cặp ra để xem còn thiếu cái gì không... Đủ rồi, thế là yên trí phóng thẳng đến trường.

Ngồi trong lớp, không được nói chuyện. Cô giáo đã dặn thế. Vậy mà chả hiểu làm sao Thắng lại cứ quên. Nhiều lần, cô giáo bắt gặp Thắng và Trang đang gân cổ, đỏ mặt lên như cãi nhau về một chuyện gì đấy. Hôm thì Thắng thắc mắc về cái chuyện tại sao Trang bằng tuổi Thắng mà Trang lại lùn hơn? Trang bảo là tại đêm nằm co nên lùn. Thắng không chịu. Thắng nằm co sao Thắng lại cao? Hôm thì Trang cãi với Thắng là con ngựa chỉ có ba chân. Thắng không chịu. Thế nhưng bức vẽ con ngựa treo trên tường lớp lại không đủ bốn chân. Thắng thật không muốn nói chuyện trong lớp một tí nào mà vẫn cứ phải nói.

Không nói, nó tức lên cơ. Lúc bị cô giáo phê bình, Thắng xấu hổ lắm. Phải tìm cách thôi đi mới được.

Vào một buổi học khác, Thắng đã định hỏi Trang: tại sao mở mắt thì trông rõ, nhắm vào thì mù tịt, nhưng Thắng nhớ ra là không được nói chuyện ở trong lớp. Thắng liền bảo Trang:

– Này, từ nay tớ với cậu không nói chuyện trong lớp nữa nhá!

Trang gật đầu. Thực ra, mọi chuyện đều do Thắng khởi đầu. Cô giáo thấy hai đứa thì thào, cô gọi Thắng đứng lên. Cô hỏi:

-          Sao em lại nói chuyện?

Thắng trả lời:

– Thưa cô, em không nói chuyện ạ.

– Thế thì em nói gì?

– Thưa cô, em nói với bạn Trang là từ nay giở đi hai đứa không nói chuyện trong lớp nữa đấy ạ.

Cô giáo cười và cho Thắng ngồi xuống.

Bắt đầu từ hôm sau, để thực hiện lời giao ước ấy, Thắng ngồi rất nghiêm. Một bài, hai bài, rồi ba bài học đã trôi qua, Thắng thấy nó thế nào ấy. Có một lúc, Thắng nhìn ra sân, thấy một con gà què, Thắng định bảo Trang. Song, nhớ là không được nói chuyện, Thắng thôi vậy.

Ở trong lớp có lắm cái lạ lùng và buồn cười thật cơ. Chẳng hạn như cái đinh đóng trên tường để treo tranh đã chúc hẳn xuống rồi mà vẫn chưa chịu rơi. Mỗi lần gió lùa vào lớp, bức tranh khẽ đung đa đung đưa. Thắng đoán thế nào nó cũng rơi mà nó không rơi cho. Mải nhìn cái đinh, Thắng quên cả nghe bài. Thắng cứ thắc mắc mãi về chỗ tại sao nó lại không rơi? Mà, khi nó rơi rồi, cái đinh sẽ bắn đi đâu? Chẳng may, đang lúc nghĩ lung tung như thế thì cô giáo gọi Thắng. Thắng giật mình không biết trả lời cô giáo ra sao nữa. Thật là khuyết điểm. Thắng đỏ nhừ cả mặt, hai chân cứ thay nhau di di trên nền gạch. Thắng xấu hổ quá và tức cái đinh vô cùng. Ai bảo nó không rơi? Nó mà rơi thì có phải là Thắng không nhìn nó nữa không nào?

Đến giờ ra chơi, Thắng đi nhặt ngay một cục gạch vỡ đem vào lớp, kê ghế sát vào tường, trèo lên đóng lại cái đinh. Có như vậy, chốc nữa mới khỏi nghĩ về nó.

Trong lớp, Thắng học vào loại khá nhất. Trang thì hơi kém về môn Tập đọc một tí. Song Trang hơn Thắng ở chỗ Trang không hay nghịch. Thắng rất muốn cho Trang đọc cũng thạo như mình. Hằng ngày, lúc mới đến lớp, đôi bạn rủ nhau học ôn, đọc lại bài cũ. Thoạt đầu, hai đứa cùng đọc. Sau đó, đọc từng đứa một. Thắng giả làm cô giáo gọi Trang đọc bài. Trang cũng thưa y như thực và đứng lên hẳn hoi. Kiểu vừa học lại vừa chơi này thế mà thú. Chỗ nào Trang đọc chưa đúng, Thắng dõng dạc đọc mẫu, ra dáng lắm. Việc làm ấy của Thắng và Trang ai ngờ cô giáo biết. Cô liền khen Thắng trước lớp là có tinh thần giúp đỡ bạn. Thắng đâm ra lúng túng mới lạ chứ! Hôm sau, Thắng bảo Trang:

-          Cô đã khen tớ với cậu rồi, ngày nào chúng mình cũng phải ôn, đồng ý không?

Trang im lặng một lúc, rồi nói:

– Nhưng tớ không đồng ý cậu nói chuyện với tớ trong lớp đâu. Cậu phải nghe bài và không được nghịch cơ.

– Ừ, tớ không thế nữa...

Sang tuần sau, cả lớp họp để bầu lớp trưởng, nhiều bạn đề nghị bầu bạn Thắng. Thắng cuống cả lên. Thắng có làm lớp trưởng bao giờ đâu. Thắng đứng ngay dậy:

- Thưa cô, cô đừng bầu em ạ. Em sợ lắm ạ.

Cô giáo khẽ lắc đầu:

– Sao em lại sợ?

– Thưa cô em... chỉ muốn làm lớp... lớp... viên thôi ạ.

Cô giáo bật cười:

– Các bạn bầu em chứ cô có bầu em đâu. Không sợ Thắng ạ, rồi cô sẽ bảo em.

Thắng quay sang Trang:

– Tớ cấm cậu đấy!

- Cấm gì?

- Cấm bầu tớ.

Trang không nghe:

– Kệ. Tớ cứ bầu...

Và, thế là Thắng được bầu làm lớp trưởng.

Từ khi làm lớp trưởng đến giờ, Thắng và Trang vẫn thân thiết với nhau. Đôi bạn ngày ngày vẫn cùng uống chung một chai nước, ngồi chung một bàn. Có một chuyện rất đặc biệt là đã nửa năm học nay, Thắng không để cô giáo phải gọi đứng dậy vì nói chuyện trong lớp nữa.

1. Nêu ấn tượng chung của em về các nhân vật (Thắng, Trang, cô giáo) trong truyện.

2. Liệt kê một số chi tiết cho thấy Thắng và Trang rất thân thiết với nhau.

3. Nhân vật trong truyện được nhà văn miêu tả chủ yếu ở phương diện nào (ngoại hình, lời nói, hành động, hay tâm trạng,...)?

4. Khi được cô giáo khen trước lớp về tinh thần giúp đỡ bạn, Thắng cảm thấy như thế nào? Qua đó, em cảm nhận như thế nào về Thắng?

5. Từ câu chuyện của Thắng và Trang, em có những suy nghĩ gì về một tình bạn đẹp? Em rút ra được những bài học gì về cách ứng xử với bạn bè?

0 trả lời
Hỏi chi tiết
147

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K