Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vị đại của dân tộc, nhà văn, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới. Người để lại cho đời nhiều tác phẩm vị đại nhưng em thích nhất là bài thơ "Ngắm trăng". Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ từ Quốc tế cộng sản. Khi đến thị trấn Túc Vinh, Người bị chính quyền địa phương bắt giam. Trong thời gian bị giam cầm, Người viết "Nhật kí trong tù" bằng chữ Hán gồm 133 bài. Bài thơ "Ngắm trăng" là bài số 21 trong tập "Nhật kí trong tù". Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ trong hoàn cảnh ngục tù tối tăm, cực khổ.
"Vọng nguyệt" là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa khi gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu ra uống trước hoa để thưởng trăng, có rượu có hoa thì cuộc thưởng trăng mới thật mĩ mãn. Ở đây Bác Hồ ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong tù:
"Ngục trung vô tửu diệc vô hoa"
(Trong tù không rượu cũng không hoa)
Điệp ngữ "vô" (không) nhấn mạnh sự thiếu thốn về vật chất. Bác Hồ đang là một tù nhân, phải sống cuộc sống khác với loài người.Khẩu phần ăn là lưng bát cháo loãng, trong tù phải chia nước, đắp chăn giấy, muỗi, rệp cắn,... thiếu thốn và cay đắng vô cùng, vậy tìm đâu ra rượu và hoa để ngắm trăng. Việc nhớ đến rượu và hoa cho thấy người tù có một tâm hồn tự do và ung dung. Ba yếu tố "rượu, hoa, trăng" đã thiếu mất hai yếu tố, nhưng với một tâm hôn lớn, Bác vẫn đủ cảm xúc với 1/3 còn lại .
Nếu câu thơ thứ nhất nói đến hoàn cảnh của người tù thì câu thơ câu thơ thứ hai bộc lộ tâm trạng của thi nhân:
"Đối thử lương tiêu nại nhược hà"
(Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Câu thơ có cái xốn xang, bối rối rát nghệ sĩ của Hồ Chí Minh trước cảnh đêm trăng đẹp. Trong tù biết là thế nào để có cuộc ngắm trăng thực sự, vì vậy Bác càng bứt rứt, bối rối. Bắc là một người yêu thiên nhiên, rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù.
Câu thơ ba, bốn trăng mới xuất hiện, một tư thế ngắm trăng chưa từng có trong thơ ca quá khứ. Ta thấy có ba nhân vật hiện ra, đó là người, trăng và song sắt nhà tù:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia."
Hai câu thơ có cấu trúc đăng đối thật cân xứng "nhân với nguyệt", "minh nguyệt với thi gia" ở hai đầu của câu thơ và cái song sắt nhà tù ở giữa. Điệp ngữ "song", "khán" (xem, nhìn, nhòm) thể hiện trong ngục tối, người chiến sĩ thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ngắm trăng, tức là đang giao hòa với vầng trăng đang toa mộng giữa bầu trời.Đó là cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác. Trăng được nhân hóa có gương mặt và ánh mắt:
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
Vầng trằng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau, ngắm nhau say đắmvì trăng đã trở thành người bạn tri âm tri kỉ của Bác.Hai câu thơ cho thấy sức mạnh tinh thần của Bác. Phía này là nhà tù đen tối, hiện thực tàn bạo còn ngoài kia là vầng trăng, thế giớ cuat ự do, lãng mạn. Với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù dường như bất lực trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến nha. Tư thế ngắm trăng của Bác thể hiện tình yêu trăng, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, tinh thần thép, khát khao tự do của Bác.
Bài thơ "Ngắm trăng" được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Hình ảnh thơ độc đáo, hấp dẫn, ngôn ngữ thơ điêu luyên, tinh tế, giọng điệu lạc quan, yêu đời thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bac. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối, điệp ngữ, nhân hóa thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác.
Bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ trong hoàn cảnh ngục tù tối tăm, cực khổ. Bài thơ là bài học thấm thía về tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của Bác. Dù đang trong hoàn cảnh rất khó khăn nhưng Bác vẫn luôn lạc quan, yêu đời.