ưu tiên các giải pháp kiểm soát 3 yếu tố chính liên quan đến nước ĐBSCL là lũ, kiệt và chất lượng nước.
- Để giảm lũ cho ĐBSCL, điều cơ bản nhất vẫn là duy trì và tăng diện tích rừng ở thượng lưu, có chế độ vận hành hợp lý hệ thống hồ chứa thủy điện các cấp trên dòng nhánh và dòng chính, đặc biệt các thủy điện trên sông Lang Cang (thượng nguồn sông Mê Công), thủy điện ở các nước Lào, Thái Lan và Việt Nam
- Phát triển thượng lưu, dựa vào điều kiện tự nhiên, tận dụng được những lợi thế của tài nguyên thiên nhiên với sự kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình, giải pháp cũng phải đáp ứng được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu-nước biển dâng và “mềm dẻo” để dễ điều chỉnh, phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất dựa vào thị trường khi cần thiết.
- Vùng ven biển bao gồm 3 vùng sinh thái: (1) vùng sinh thái nước ngọt, (2) vùng sinh thái nước mặn lợ, và (3) vùng sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Vùng sinh thái nước mặn lợ thích hợp nhất cho nuôi trồng thuỷ sản. Mô hình nuôi trồng thuỷ sản phổ biến ở ĐBSCL bao gồm nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến, luân canh tôm-lúa, và rừng ngập mặn+tôm.
=> Để phát triển bền vững và có sự hỗ trợ ngày càng tốt hơn, cần phối hợp chặt chẽ hơn với các nước thượng lưu thông qua Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) trong các chương trình liên quan đến BĐKH, trong sử dụng và phân chia hợp lý nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước mùa kiệt, trong quản lý và giảm nhẹ lũ, trong quản lý và bảo vệ môi trường (đặc biệt là những vấn đề xuyên biên giới), trong phát triển kinh tế-xã hội của vùng, khu vực và toàn lưu vực vì một lưu vực sông Mê Công hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển thịnh vượng và bền vững.