Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ phần đọc hiểu Tức cảnh Pác Bó, em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ tinh thần lạc quan của con người

Từ phần đọc hiểu Tức cảnh Pác Bó, em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ tinh thần lạc quan của con người. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu cảm thán(gạch chân câu cảm thán đó)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
465
0
0
Rin Haitani
13/03/2023 21:32:35
+5đ tặng

Hồ Chí Minh là nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ tứ tuyệt tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tin mãnh liệt và nghị lực phi thường của Bác trong hoàn cảnh sống và làm việc giữa núi rừng Việt Bắc, sau mấy chục năm trời xa cách đất nước và dân tộc. Nhận xét về bài thơ, có nhận định cho rằng "Bài thơ Tức Cảnh Pác Bó cho ta thấy tinh thần lạc quan phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng ở Pác Bó đầy gian khổ với người làm cách mạng cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn".

Thật vậy, ý kiến trên là hoàn toàn đúng. Trước hết, bài thơ "Tức Cảnh Pác Bó" cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng ở Pác Bó đầy gian khổ:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Tháng 6 - 1940, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn. Thực dân Pháp đầu hàng phát xít Đức. Lúc này, Bác đang hoạt động bí mật ở Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc). Tháng 2 năm 1941, Bác về nước và chọn Pác Bó làm căn cứ để từ đây trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Hoàn cảnh sống của Bác lúc này vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Trời rét, sức khoẻ yếu nhưng Bác phải ở trong cái hang nhỏ ẩm ướt, tối tăm. Ăn uống hết sức kham khổ, thức ăn hằng ngày phần lớn là cháo bột ngô và măng rừng. Bàn làm việc của Bác là một phiến đá ven suối. Nhưng thiếu thốn, gian khổ không làm Bác bận lòng. Bác vẫn ung dung, lạc quan, dành trọn tâm huyết để lãnh đạo phong trào cách mạng nên quên hết mọi gian nan, một mực phấn chấn, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Ba câu đầu của bài thơ tả cảnh sống và làm việc của Bác. Nếu như câu thứ nhất nói về nơi ở, câu thứ hai nói về cái ăn thì câu thứ ba nói về phương tiện làm việc. Trong hiện thực gian khổ, khó khăn, tâm hồn Bác vẫn ngời sáng một tinh thần cách mạng, lạc quan, ung dung và tự tại.

Không những thế, ở câu thơ cuối cùng "Cuộc đời cách mạng thật là sang", ta bắt gặp tinh thần của bài thơ. Đây cũng chính là niềm tin, niềm tự hào của Bác toả sáng cả bài thơ. Chính sự ra vào ung dung, tinh thần vẫn sẵn sàng, khí tiết, cốt cách vững vàng trong tình thế chông chênh đã làm nên cái sang, cái quý trong cuộc đời của con người một lòng một dạ phấn đấu hi sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và nhân loại bị áp bức trên toàn thế giới.

Hơn hết, bài thơ "Tức Cảnh Pác Bó" cho ta thấy người làm cách mạng cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang"

Cái hang Bác ở có tên là hang Cốc Bó, chỉ khoảng hơn một mét vuông dưới đáy là tương đối bằng phẳng , đủ kê một tấm ván thay cho giường. Vách hang chỗ lồi cao, chỗ lõm sâu, không khí lạnh lẽo, ẩm thấp. Bàn làm việc của Bác là phiến đá kê trên hai hòn đá và một hòn đá thấp hơn làm ghế cũng ở gần bờ suối. Không gian sinh hoạt của Bác chia làm hai phần: một là hang, hai là suối. Hành động cũng chia hai: ra suối, vào hang. Thời gian biểu hằng ngày đều đặn: sáng ra, tối vào. Vẫn là nhịp 4/3 hay 2/2/1/2 của câu thơ Đường luật bảy chữ, nhưng lồng vào trong đó là cái đều đặn, khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất.

Cái gian khổ của hoàn cảnh sống sự hiểm nguy do kẻ thù luôn rình rập ... tất cả đều như lặng chìm, tan biến trước sự hòa hợp giữa Bác và thiên nhiên: "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng". Bữa cơm đơn sơ, đạm bạc, quanh quẩn chỉ có cháo ngô và măng giang, măng nứa, rau rừng ... hết ngày này sang ngày khác. Mặt khác, cháo bẹ, rau măng còn gợi nhớ tới cảnh sống an bần lạc đạo của người xưa:

"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao."

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Xưa là ước lệ tượng trưng nay hoàn toàn là sự thật. Chỉ phớt qua một chút xưa là câu thơ đậm đà thêm ý vị. Nhưng ý vị nhất vẫn là giọng điệu thơ. Cháo bẹ , rau măng là nhịp điệu an nhiên, khoan hoà bên trong.

Chưa dừng lại ở đó, "chông chênh" vốn nghĩa là không vững , không có chỗ dựa chắc chắn. Chiếc bàn đá của Bác quả là chông chênh thật vì nó chỉ là một phiến đá. Đó là thứ bàn làm việc bất đắc dĩ. Nhưng hàm ý của từ chông chênh không nhằm nói tới đặc điểm của cái bàn đá cụ thể mà là ẩn dụ về tình thế muôn vàn khó khăn của cách mạng nước ta và cách mạng thế giới lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện cách tận dụng những gì mà thiên nhiên ban tặng cho đời sống của con người. Bác đã sử dụng những viên đá ấy thành bàn làm việc. Điều đó càng khẳng định Người và thiên nhiên như hòa vào làm một.

Bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn nhưng đã giúp chúng ta hiểu thêm về một quãng đời hoạt động của Bác Hồ. Vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, Bác vẫn sống ung dung, thanh thản và tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh đó, bài thơ còn là bài học thấm thía về thái độ sống và quan điểm sống đúng đắn, tích cực của một chiến sĩ cộng sản chân chính.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo