Đề tài về người lính luôn luôn là một mảnh đất màu mỡ đối với mỗi tác giả. Mỗi người sẽ có những cái nhìn, mỗi khía cạnh và cách khai thác khác nhau về cuộc sống người lính. Và trong đoạn trích hiện lên với hình ảnh người lính " thồ" tranh, cái hay của tác giả ở đây đó là không nói rõ là chiến sĩ nào, tên chiến sĩ cụ thể mà dùng một cái tên rất chung chung.
Chúng ta vẫn biết chiến trường là nơi nguy hiểm nhất, và đặc biệt hơn nơi mà người họa sĩ đó đến lại là cái " rốn" của bệnh sốt rét. Mỗi người lính ở đây đều phải đối mặt với nhiều khó khăn, vát vả, thiếu thốn. Người chiến sĩ được miêu tả là một người " nước da xam xám, cặp môi thâm sì" hình ảnh chung chung và khá quen thuộc của bất kỳ người lính nào.
Nhân vật người họa sĩ đã gặp một tình huống đó là người chiến sĩ đó xin vẽ một bức tranh chân dung. Nhưng với sự tự ái của họa sĩ, anh ta không hề vẽ mà còn nhiều người chiến sĩ với ánh mắt lạnh lùng. Những tưởng là không gặp lại người chiến sĩ đó, ai nào ngờ ngày hôm sau họa sĩ đã gặp lại người chiến sĩ đó. Anh ta đã giúp họa sĩ " thồ" tranh. Và hai người đã vượt qua bao nhiêu khó khăn. Trên đường đi người chiến sĩ đã giúp đỡ họa sĩ rất nhiều, luôn ở bên động viên người họa sĩ không bỏ cuộc.
Cuối cùng, người họa sĩ đã nhận ra rằng người chiến sĩ ấy đã độ lượng với mình, không hề để bụng chuyện đã xảy ra ngày hôm qua. Chúng ta tin chắc rằng người chiến sĩ nào trong hoàn cảnh của người" thồ" tranh đó cũng sẽ làm như vậy.
Đó là một hình ảnh đẹp, một đức tính đẹp của mỗi người lính cụ Hồ. Và họ vẫn luôn tiếp tục tiếp nối những đức tính tốt đẹp đó.