ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1
Câu 1. Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3N và 4N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là:
1N. B. 12N. C. 2N. D. 5N.
Câu 2. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 8N, F2 = 10N. Độ lớn hợp lực của chúng có thể là bao nhiêu?
1,9N. B. 19N. C. 12N. D. 28N.
Câu 3. Lực tổng hợp của hai lực tác dụng vào chất điểm có giá trị nhỏ nhất khi
A. hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không.
B. hai lực thành phần vuông góc với nhau.
C. hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều.
D. hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều.
Câu 4. Muốn cho một vật (được coi là chất điểm) đứng cân bằng thì
A. nó phải chịu tác dụng của hai lực cùng phương và ngược chiều.
B. hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.
C. trọng lực tác dụng lên nó phải bằng không.
D. các lực tác dụng lên nó phải cùng phương và cùng độ lớn.
Câu 5. Tổng hợp lực là gì?
Là phép thay thế một lực thành các lực thành phần có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
B. Là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
C. Là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào các vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
D. Là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng hai lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
Câu 6. Khi tác dụng một lực vuông góc với cánh cửa, có độ lớn không đổi vào các vị trí khác nhau như hình. Momen lực gây ra tại vị trí nào là lớn nhất?
A. Điểm A. B. Điểm B. C. Điểm C. D. Điểm D.
Câu 7. Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F ⃗. Tình huống nào sau đây, lực sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật?
A. Giá của lực F ⃗ không đi qua trục quay. B. Giá của lực F ⃗ song song với trục quay.
C. Giá của lực F ⃗ đi qua trục quay. D. Giá của lực F ⃗ có phương bất kì.
Câu 8. Đơn vị của moment lực M = F.d là gì?
m/s. B. N.m. C. kg.m. D. N.kg.
Câu 9: Trong hệ đơn vị SI, công được đo bằng:
cal. B. W. C. J. D. W/s.
Câu 10: Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hoá tử điện năng sang cơ năng ?
Quạt điện. B. Máy giặt. C. Ấm siêu tốc. D. Máy sấy tóc.
Câu 11: Khi xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên thì đã có quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào xảy ra?
A. điện năng thành nhiệt năng. B. cơ năng thành nhiệt năng.
C. nhiệt năng thành cơ năng. D. điện năng thành cơ năng.
Câu 12: Khi kéo một vật trượt lên trên một mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh công là
trọng lực. B. phản lực. C. lực ma sát. D. lực kéo.
Câu 13: Đun nước bằng bếp gas là quá trình “truyền năng lượng” diễn ra dưới hình thức nào?
A. Truyền năng lượng điện từ. B. Truyền năng lượng ánh sáng.
C. Truyền nhiệt. D. Tác dụng lực.
Câu 14: Một vật có khối lượng 8kg được kéo với một lực F = 500N và di chuyển được một đoạn 6m. Lực kéo cùng phương với phương chuyển động của vật. Tính công thực hiện trong trường hợp này.
A. 3000 (J). B. 4800 (J). C. 480 (J). D. 300 (J).
Câu 15. Mặt Trời phát ra các tia sáng chứa...(1) truyền đến Trái Đất. Khi đến các lá cây, lá cây nhờ các chất diệp lục biến …(1) thành …(2) nuôi dưỡng cây xanh. Hãy điền vào chỗ trống?
A.(1): hóa năng; (2): quang năng.
B. (1): quang năng; (1): nhiệt năng.
C. (1): quang năng; (2): hóa năng.
D. (1): điện năng; (2): nhiệt năng.
Câu 16: Xét biểu thức công A = Fscosα. Trường hợp công sinh ra là công phát động là
Α. α > 900 B. α = 1800 C. α < 900 D. α = 900
Câu 17: Hiệu suất càng cao thì
A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.
B. năng lượng tiêu thụ càng lớn.
C. năng lượng hao phí càng ít.
D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.
Câu 18: Công suất là đại lượng được đo bằng
A. lực tác dụng trong một đơn vị thời gian.
B. công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
C. lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động.
D. hiệu suất sinh ra trong thời gian vật chuyển động.
Câu 19: Một máy kéo tác dụng một lực không đổi liên tục kéo một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc theo hướng của lực kéo trong khoảng thời gian t. Công suất của máy kéo là
A. F.v B. F.t C. F.v.t D. F.v2
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất?
A. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.
B. Hiệu suất đặc trưng cho mức độ hiệu quả của động cơ.
C. Hiệu suất của động cơ được xác định bằng tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ.
D. Hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào.
Câu 21: Một vật có khối lượng m ở một độ cao h sao với mặt đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính thế năng trọng trường của vật?
A.Wt = m.g.h B. Wt = m.g.h2 C. Wt = 2.m.g.h D. Wt = m2.g.h
Câu 22: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa
A. không đổi. B. tăng gấp đôi. C. tăng bốn lần. D. tăng tám lần.
Câu 23: Vật nào sau đây có thế năng trọng trường? Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
Chiếc xe đang chuyển động trên đường. B. Xe ô tô đang đậu ở bến xe.
C. Viên bi đang lăn trên mặt đất. D. Chiếc quạt đang treo trên tường.
Câu 24: Một vật có khối lượng 400g ở độ cao h =10m, lấy g = 10m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Thế năng trọng trường của vật có giá trị là bao nhiêu?
40J. B. 400J. C. 150J. D. 300kJ.
Câu 25: Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có thế năng cực đại thì:
A. động năng cực tiểu. B. động năng cực đại. C. cơ năng cực đại. D. cơ năng bằng 0.
Câu 26: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống dưới mặt đất đã có sự chuyển hóa năng lượng nào ở vật? (Bỏ qua hao phí)
Động năng của vật giảm, thế năng của vật tăng, cơ năng của vật không đổi.
Động năng của vật tăng, thế năng của vật giảm, cơ năng của vật thay đổi.
Động năng của vật giảm, thế năng của vật tăng, cơ năng của vật thay đổi.
Động năng của vật tăng, thế năng của vật giảm, cơ năng của vật không đổi.
Câu 27: Chọn phát biểu đúng về nội dung của định luật bảo toàn cơ năng.
Cơ năng của một vật luôn được bảo toàn.
Cơ năng của một vật luôn được bảo toàn khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Cơ năng của một vật luôn được bảo toàn khi vật không chịu tác dụng của trọng lực.
Cơ năng của một vật thay đổi khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Câu 28: Một vật khối lượng 2kg có động năng 400J. Khi đó vật có vận tốc là bao nhiêu?
A. 20m/s B. 40m/s C. 9,8m/s D. 19,6m/s
Tự luận
Câu 1: Xét lực tác dụng vào mỏ lết có hướng như hình. Biết F = 50 N, l = 20 cm và . Độ lớn mômen lực bằng bao nhiêu?
Câu 2: Một người nhấc một vật có m =4kg lên độ cao 4m rồi mang vật đi ngang được một độ dịch chuyển 5m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
Câu 3: Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than nặng 400kg từ dưới mỏ có độ sâu 200 m lên trên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%. Công suất toàn phần của động cơ là bao nhiêu?
Câu 4: Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu
2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2
Câu 1. Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 10N và 15N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là bao nhiêu?
5N. B. 25N. C. 5√13N. D. 150N.
Câu 2. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16N, F2 = 12N. Cho biết độ lớn của hợp lực là 20N. Góc giữa hai lực vectơ lực là bao nhiêu?
A. 300. B. 450. C. 600. D. 900.
Câu 3. Lực tổng hợp của hai lực tác dụng vào chất điểm có giá trị lớn nhất khi
A. hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không.
B. hai lực thành phần vuông góc với nhau.
C. hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều.
D. hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều.
Câu 4. Một vật đồng thời chịu tác dụng của ba lực và . Điều kiện để vật ở trạng thái cân bằng là
A. F1 + F2 + F3 = 0 B. C. D.
Câu 5. Phân tích lực là gì?
Là phép thay thế một lực thành các lực thành phần có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
Là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
Là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào các vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
Là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng hai lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
Câu 6. Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 15N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra momen lực cần thiết là bao nhiêu?
A. 0,375m. B. 0,333 m. C. 0,211 m. D. 0,6 m.
Câu 7. Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng
làm vật quay. B. làm vật chuyển động tịnh tiến.
C. làm vật cân bằng. D. vừa làm vật quay vừa chuyển động tịnh tiến.
Câu 8. Cánh tay đòn của lực bằng
A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.
Câu 9: Công thức tính công của một lực là:
A. A = F.d. B. A = F.h. C. A = F.s.sinα. D. .
Câu 10: Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hoá tử điện năng sang cơ năng ?
Quạt điện. B. Máy giặt. C. Bàn là. D. Máy sấy tóc.
Câu 11: Khi đèn sưởi hoạt động thì đã có quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra?
A. Điện năng thành nhiệt năng. B. Cơ năng thành nhiệt năng.
C. Nhiệt năng thành cơ năng. D. Điện năng thành cơ năng.
Câu 12: Công là đại lượng
A. vô hướng, có thể âm hoặc dương.
B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. vectơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.
D. vectơ, có thể âm hoặc dương.
Câu 13: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:
A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng đàn hồi.
Câu 14: Một vật có khối lượng 8kg được kéo với một lực F = 500N và di chuyển được một đoạn 6m. Lực kéo cùng phương với phương chuyển động của vật. Tính công thực hiện trong trường hợp này.
A. 3000 (J) B. 4800 (J) C. 480 (J) D. 300 (J)
Câu 15. Trong quá trình bắn pháo hoa đã có quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào?
A. Hóa năng thành nhiệt năng và quang năng.
B. Quang năng thành nhiệt năng.
C. Nhiệt năng thành hóa năng và quang năng.
D. Điện năng thành quang năng và nhiệt năng.
Câu 16: Một người nhấc một vật lên đều có khối lượng 6 kg lên độ cao 1m rồi mang vật đó đi ngang được một độ dịch chuyển 30m. Công tổng cộng mà người đó là:
A. 1860 J. B. 1800 J. C. 160 J. D. 60 J.
Câu 17: Hiệu suất là tỉ số giữa
A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích.
B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.
C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần.
D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.
Câu 18: Công suất là đại lượng được đo bằng
A. lực tác dụng trong một đơn vị thời gian.
B. công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
C. lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động.
D. hiệu suất sinh ra trong thời gian vật chuyển động.
Câu 19: Công suất của một người kéo một thùng nước chuyển động đều khối lượng 15 kg từ giếng sâu 6 m lên trong 20 giây (g = 10 m/s2) là:
A. 90 W B. 45 W C. 15 W D. 4,5 W
Câu 20: Lực F đẩy ô tô khối lượng m lên dốc một đoạn đường s với tốc độ không đổi v. Dốc nghiêng góc . Hiệu suất của quá trình này được xác định bằng biểu thức nào?
A. B. C. D.
Câu 21: Động năng của vật tăng khi
A. vận tốc vật dương. B. gia tốc vật dương.
C. ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. gia tốc vật tăng.
Câu 22: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 6 m/s, bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Vị trí mà thế năng bằng động năng có độ cao là:
A. 0,9 m B. 1,8 m C. 3 m D. 5 m
Câu 23: Vật nào sau đây có thế năng trọng trường? Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
Chiếc xe đang chuyển động trên đường. B. Xe ô tô đang đậu ở bến xe.
C. Viên bi đang lăn trên mặt đất. D. Chiếc quạt đang treo trên tường.
Câu 24: Một vật được thả rơi từ độ cao 10m xuống mặt đất. Biết khối lượng của vật là 1kg, lấy g = 10m/s2. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Thế năng của vật ở độ cao 5m là bao nhiêu?
A. 10 J. B. 50 J. C. 100 J. D. 500 J.
Câu 25: Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì:
A. thế năng cực đại. B. thế năng cực tiểu. C. cơ năng cực đại. D. cơ năng bằng 0.
Câu 26: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống dưới mặt đất đã có sự chuyển hóa năng lượng nào ở vật?
Động năng của vật giảm, thế năng của vật tăng, cơ năng của vật không đổi.
Động năng của vật tăng, thế năng của vật giảm, cơ năng của vật thay đổi.
Động năng của vật giảm, thế năng của vật tăng, cơ năng của vật thay đổi.
Động năng của vật tăng, thế năng của vật giảm, cơ năng của vật không đổi.
Câu 27: Chọn phát biểu đúng về nội dung của định luật bảo toàn cơ năng.
Cơ năng của một vật luôn được bảo toàn.
Cơ năng của một vật luôn được bảo toàn khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Cơ năng của một vật luôn được bảo toàn khi vật không chịu tác dụng của trọng lực.
Cơ năng của một vật thay đổi khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Câu 28: Một vật khối lượng 200g có động năng là 10J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật là bao nhiêu?
A. 10 m/s. B. 100 m/s. C. 15 m/s. D. 20 m/s.
Tự luận
Câu 1: Người chị (bên phải) có trọng lượng P2 = 300 N, khoảng cách d2 = 1 m, còn người em có trọng lượng P1 = 200 N. Khoảng cách d1 phải bằng bao nhiêu để bập bênh cân bằng bao nhiêu?
Câu 2: Hiệu suất động cơ của một đầu tàu chạy điện và cơ chế truyền chuyển động là 80%. Khi tàu chạy với vận tốc là 72 km/h động cơ sinh ra một công suất là 1200 kW. Xác định lực kéo của đầu tàu?
Câu 3: Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than nặng 400kg từ dưới mỏ có độ sâu 200m lên trên mặt đất trong thời gian 2 phút. Công suất toàn phần của động cơ là 8166,7W. Tính hiệu suất của động cơ.
Câu 4: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 6m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Xác định vận tốc của vật khi ở độ cao 6m.
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3
Câu 1. Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực có độ lớn là 18N và 24N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 30N, góc tạo bởi hai lực này là bao nhiêu?
A. 900. B. 300. C. 450. D. 600.
Câu 2. Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.
D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
Câu 3. Một sợi dây có khối lượng không đáng kể, một đầu được giữ cố định, đầu kia có gắn một vật nặng có khối lượng m treo thẳng đứng. Vật đứng yên cân bằng. Khi đó:
A. vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây có tổng hợp lực bằng 0.
B. vật chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát và lực căng dây.
C. vật chỉ chịu tác dụng của lực căng dây.
D. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Câu 4. Một vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn là 20 N. Nếu hai lực thành phần của lực đó vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 12N và F2 thì F2 bằng
A. 8 N. B. 16 N. C. 32 N. D. 20 N.
Câu 5. Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:
A. |F1−F2| ≤ F ≤ F1+F2 B. F = F_1^2 + F_2^2
C. F = F1 + F2. D. F = √(F_1+F_2 )
Câu 6. Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 20N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra momen lực cần thiết là bao nhiêu?
A. 0,38 m. B. 0,33 m. C. 0,21 m. D. 0,5 m.
Câu 7. Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng
làm vật quay. B. làm vật chuyển động tịnh tiến.
C. làm vật cân bằng. D. vừa làm vật quay vừa chuyển động tịnh tiến.
Câu 8. Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên vật có giá trị
A. bằng không. B. luôn dương. C. luôn âm. D. khác không.
Câu 9: Năng lượng không có tính chất nào sau đây?
A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
B. Năng lượng có thể tồn tại những dạng khác nhau.
C. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
D. Trong hệ SI năng lượng có đơn vị là calo (cal).
Câu 10: Năng lượng có tính chất nào sau đây?
A. Năng lượng là một đại lượng có hướng.
B. Năng lượng chỉ tồn tại ở một dạng nhất định.
C. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
D. Trong hệ SI năng lượng có đơn vị là calo (cal).
Câu 11: Khi hạt mưa rơi thì thế năng của hạt mưa đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?
A. Động năng. B. Hóa năng. C. Nhiệt năng. D. Điện năng.
Câu 12: Chọn câu sai:
A. Công của trọng lượng có thể có giá trị dương hay âm.
B. Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi của vật.
C. Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực.
D. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực.
Câu 13: Một người kéo một xô vữa khối lượng 4 kg lên độ cao 6 m, lấy g = 10m/s2. Công tối thiểu mà người đó cần thực hiện bằng
A. 117,6J. B. 120J. C. 240J. D. 235,2J
Câu 14: Xăng dầu tích trữ năng lượng dưới dạng…(1). Khi đổ xăng vào xe, xe sẽ đốt xăng biến hoá năng thành…(2). Để xe có thể chuyển động được trên đường thì nhiệt năng biến nhiệt năng thành cơ năng thông qua hệ thống động cơ. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống.
A.(1): hóa năng; (2): nhiệt năng. B. (1): nhiệt năng; (2): cơ năng.
C. (1): cơ năng; (2): hóa năng. D. (1): nhiệt năng; (2): hóa năng.
Câu 15. Trò chơi xích đu, nhấc bình nước lên vai là quá trình “truyền năng lượng” diễn ra dưới hình thức nào?
A.Truyền nhiệt.
B. Truyền năng lượng thông qua tác dụng lực.
C. Truyền năng lượng điện từ.
D. Truyền năng lượng ánh sáng.
Câu 16: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 200N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10m là
A. 1000J. B. 2000J. C. 6000J. D. 1500J.
Câu 17: Gọi P, P’ là công suất toàn phần và công suất có ích của động cơ. A, A’ là công toàn phần và công có ích của động cơ. Công thức tính hiệu suất của động cơ?
A. H = (P’ )/P'.100%
B. H = (A )/A'.100%
C. H = (P' )/P.100%
D. Cả A và B
Câu 18: Công suất là đại lượng
A. đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
C. đặc trưng cho mức độ thay đổi vận tốc nhanh hay chậm.
D. đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
Câu 19: Một lực không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc theo hướng của lực . Công suất của lực là:
A. F.v B. F.v2 C. F.t D. Fvt
Câu 20: Hiệu suất càng cao thì
tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.
năng lượng tiêu thụ càng lớn.
năng lượng hao phí càng ít.
tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.
Câu 21: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
Khối lượng B. Vận tốc C. Gia tốc g D. Độ cao
Câu 22: Một vật có khối lượng m = 400g và động năng 20J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 0,32 m/s. B. 36 km/h. C. 36 m/s. D. 10 km/h.
Câu 23: Vật nào sau đây có thế năng trọng trường? Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
Chiếc xe đang đỗ bên đường. B. Chiếc ghế đá trên sân trường.
C. Quả bóng đang lăn trên sân. D. Quyển sách đang để yên trên mặt bàn.
Câu 24: Khi khối lượng giảm đi bốn lần nhưng vận tốc của vật tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào?
A. không đổi. B. tăng gấp 2. C. tăng gấp 4. D. tăng gấp 8.
Câu 25: Một ô tô khối lượng 1200kg chuyển động với vận tốc 72km/h. Động năng của ô tô bằng:
A. 1,2.105J. B. 2,4.105J. C. 3,6.105J. D. 2,4.104J.
Câu 26: Cơ năng của vật không thay đổi nếu vật chuyển động
chuyển động thẳng đều.
chỉ dưới tác dụng của lực ma sát.
chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
chuyển động tròn đều.
Câu 27: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì
Động năng tăng, thế năng giảm.
Động năng tăng, thế năng tăng.
Động năng giảm, thế năng tăng.
Động năng giảm, thế năng giảm.
Câu 28: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?
A. Lực cùng hướng với vận tốc vật. B. Lực vuông góc với vận tốc vật.
C. Lực ngược hướng với vận tốc vật. D. Lực hợp với vận tốc một góc nào đó.
Tự luận
Câu 1: Một đường ống đồng chất có trọng lượng 100N, chiều dài L, tựa trên điểm tựa như hình vẽ. Khoảng cách x và phản lực FR của điểm tựa tác dụng lên đường ống là bao nhiêu?
Câu 2: Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than khối lượng 400kg từ dưới mỏ có độ sâu 1200m lên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%. Lấy g = 9,8 m/s2. Công suất toàn phần của động cơ là bao nhiêu?
Câu 3: Một học sinh nâng tạ có khối lượng 80 kg lên cao 60 cm trong t = 0,8 s. Trong trường hợp nâng tạ này học sinh đã hoạt động với công suất là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2
Câu 4: Một học sinh làm thí nghiệm (trong điều kiện an toàn) ở sân thượng của toà nhà có độ cao 45 m, thả rơi tự do một vật có khối lượng 100 g xuống mặt đất (bãi cát). Lấy g = 10 m/s2.
Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.
0 Xem trả lời
961