1. Giới thiệu về bà lão và hoàn cảnh của bà:
Một bữa no kể về một bà lão chồng mất sớm, cả đời cặm cụi nuôi con. Tưởng lớn lên nó sẽ là điểm tựa của bà thì nó lại bỏ bà ra đi. Vợ con trai bà sau khi chịu tang chồng cũng bỏ bà cùng con gái đi tìm hạnh phúc mới. Hai bà cháu nuôi con bảy năm trời, do quá khó khăn bà bán đứa cháu gái duy nhất cho nhà bà Phó làm con nuôi. Nhưng sau khi bán cháu gái đi cuộc sống của bà không mấy dễ dàng hơn. Có tất cả mười đồng bạc thì cải mả cho con trai hết tám đồng, còn hai đồng dành dụm làm vốn. Ấy vậy mà ông trời cũng không thương bà, năm ngoái ông bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Giờ đây sức khỏe không cho phép bà đi làm việc bế em bé. Nhưng theo lời bà kể có năm bà đổi năm sáu lần chứ, rồi mỗi lần đổi là một lần xuống giá, có tháng bà phải ăn bánh đúc chay. Hôm ấy bà ra thăm cái đĩ, nhưng bà lại bị bà phó thụ chà đạp lên lòng tự trọng của bà. Một bữa no nhất của bà lại chính là bữa cơm cuối cùng của đời bà.
2. Nhận xét về bà lão qua cái nhìn xót xa và nhân đạo của nhà văn nam cao
Có thể thấy rằng trong tp" Một Bữa No", Nam Cao đã xây dựng nhân vật người bà luôn gặp những vận rủi trong cuộc sống. Đó là kiếp sống khốn khổ , đắm chìm trong ự tăm tối. Bà sớm góa bụa, một mình gà mái nuôi con nhưng niềm ni vọng duy nhất ấy cũng sớm vụt tắt. Đứa con mà bấy lâu bà chăm lo cũng vội vàng bỏ lại bà mà ra đi. Tưởng như sự đau khổ chỉ dừng tới thế nhưng dường như định mệnh vẫn không buông tha cho bà. Cuộc sống của người đàn bà ấy khốn khổ vô cùng. Qua đó ta thấy được sự xót xa, thương cảm của nhà văn Nam Cao và chính độc giả về kiếp người ấy.
3. Mở rộng, so sánh => nổi bật lên tình trạng xã hội lúc bấy giờ
Câu chuyện là một vấn đề rất bình thường trong xã hội xưa. Dường như đọc từng chữ, lật từng trang lòng người đọc như trải ra cùng số phận của bà lão. Đến người già đau yếu như bà mà không có một ai cưu mang giúp đỡ. Nhớ lại tác phẩm Lão Hạc, một tác phẩm có cùng chủ đề với "Một bữa no" cũng đã nói lên điều đó. Nếu như lão Hạc chọn cách tự kết thúc đời mình bằng bả chó thì bà lão chọn bữa cơm no nhất trong đời, đó là hai trong nhiều cái chết đau đớn nhất. Con người ta khi chết đi có gia đình có bạn bà hàng xóm ở bên, còn bà thì ra đi trong sự đau đớn, tức tưởi vô cùng cô đơn, cái chết đó để lại nhiều suy nghĩ trong lòng độc giả. Ai trong số chúng ta đều có quyền lựa chọn cuộc sống của mình, không ai muốn nghèo khổ nhưng xã hội bấy giờ đã nhấn chìm mọi hi vọng của con người. Đó là một khoảng tối mà dân tộc ta đã phải chịu đựng trong suốt một thời gian dài. Những con người đó đáng ra có thể sống bình yên bên người thân, không phải chết đau đớn như vậy. Hình ảnh người bà cũng như lão Hạc và rất nhiều nhân vật khác trong tuyển tập truyện của Nam Cao đã phản ánh sự cơ cực, cùng khổ của nhân dân.