Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
26/03/2023 13:30:29

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

BÀI 7 – I. ĐỌC – HIỂU – Đọc văn bản sau và trả lời: “Quác quác, chết chết”. Gà mẹ mắt long lên, đuôi và cánh xù to, cuống quýt. Mèo con bỗng lạnh người. Một con rắn đang bạnh to cổ, lắc lư cất cao cái đầu, trườn mình lên ổ trứng gà đang ấp. “Quác quác! Cậu Miu ơi! Cậu Miu cứu lấy ổ trứng của tôi!” Miu không kịp suy nghĩ gì, nhảy chồm lên giữa mình Hổ mang. Phịch, cả hai con rơi xuống đất. Hổ mang cổ càng bạnh to, mắt như hai hòn lửa, lưỡi thè ra hằn học: “Thằng ranh, mày muốn chết sẽ được chết”. Vút, cái đầu rắn lao thẳng tới. Mèo con quật đuôi, nhảy sang bên tránh được: “Phì, tao sẽ bẻ gãy xương sống mày”. Mèo con thấy phun dữ tợn, lông dựng đứng lên, răng nanh nhe ra, vuốt nhọn thủ sẵn ở cả bốn chân. Vút, rắn lại lao cái nữa, Mèo con lại vừa vặn tránh được. “Quác quác, cậu phải nhảy vòng tròn thì nó mới không mổ kịp”. Gà mẹ ở ngoài, kêu to lên. Mèo con được mách nước, cứ chồm chồm nhảy tròn xung quanh. Hổ mang cố xoay theo, cái đầu lắc lư, nhưng nó không mổ được cái nào nữa. Bỗng chát một tiếng, Hổ mang gục đầu xuống, quằn quại định chuồn đi. Chát một tiếng nữa, Hổ mang đã gãy sống lưng nằm thẳng đờ. Mẹ Bống tay cầm cái đòn gánh nện cho cái nữa giập đầu con rắn độc. Hổ mang hết ngọ ngoạy. (Trích “Cái tết của mèo con” – Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0.5đ): Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? 
Câu 2 (0.5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? 
Câu 3 (0.5đ): Liệt kê các phó từ được sử dụng trong những câu sau: Mèo con được mách nước, cứ chồm chồm nhảy tròn xung quanh. Hổ mang cố xoay theo, cái đầu lắc lư, nhưng nó không mổ được cái nào nữa.  Câu 4 (0.5đ): Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? 
Câu 5 (1đ): Khi nghe gà mẹ kêu cứu, “Miu không kịp suy nghĩ gì, nhảy chồm lên giữa mình Hổ mang”, chi tiết ấy thể hiện tính cách gì của mèo con? 
Câu 6 (1đ): Hãy viết đoạn văn 3-4 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Mèo con. 
Câu 7 (1đ): Qua đoạn trích trên, hãy cho biết: khi đối diện với khó khăn, nguy hiểm, ta cần có thái độ và hành động như thế nào? 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
559
0
1
curtis
26/03/2023 14:30:29
+5đ tặng

Câu 1:
- Ngôi kể: Ngôi thứ 3
- Tên các nhân vật: Mèo Con (Miu), Gà Mẹ, Hổ Mang, mẹ Bống, Bống.
Câu 2: 
- Câu chuyện được kể trong đoạn trích là: Cuộc vật lộn gay cấn giữa Mèo Con và Hổ Mang. 
- Nội dung: Gà Mẹ kêu thất thanh, hoảng hốt vì một con rắn Hổ Mang trườn lên ổ trứng gà đang ấp. Mèo Con không sợ nguy hiểm, nhảy chồm vào vật lộn với Hổ Mang. Cuối cùng, mẹ Bống nện vào đầu con rắn độc, rồi tấm tắc khen Mèo Con.
Câu 4: Để xây dựng câu chuyện, xuyên suốt câu chuyện, tác giả đã sử dụng BPTT so sánh.
Câu 5: 
- CN: Mấy chú gà con (cụm danh từ)
+ Phụ trước: Mấy
+ Trung tâm: Chú gà
+ Phụ sau: Con
→ Chủ ngữ được cấu tạo bởi cụm danh từ.
Câu 6:
Hành động đánh nhau với rắn Hổ Mang của Mèo Con là việc làm chính nghĩa. Mèo Con đã không quản nguy hiểm, khó khăn, bảo vệ ổ trứng; dũng cảm vờn nhau với con rắn độc mà nếu như không cẩn thận, nó sẽ phun nọc độc và Mèo Con có thể chết bất cứ lúc nào. Nhưng, các bạn nhỏ đừng học theo Mèo Con nhé! Tuy biết việc làm ấy là đúng, nhưng chúng ta còn nhỏ, sẽ rất nguy hiểm, phải nhờ đến sự trợ giúp của người lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo