Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Văn hóa
* Tôn giáo:
- Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.
- Thiên chúa giáo: từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng. Tuy nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.
* Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:
- Một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo.
- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
c) Văn học và nghệ thuật dân gian
- Các thế kỉ XVI - XVII: Văn học chữ Hán chiếm ưu thế. Văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh, có các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ...
- Sang nửa đầu thế kỉ XVIII:
+ Văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn...
+ Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc... nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |