Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu các ưu thế về tự nhiên vùng Đông Nam Bộ trong phát triển kinh tế-xã hội

Nêu các ưu thế về tự nhiên vùng Đông Nam Bộ trong phát triển kinh tế-xã hội
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
132
1
1
Phonggg
28/03/2023 22:03:52
+5đ tặng

Tầm nhìn phát triển đến năm 2045 thì " Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh té mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học- công nghệ và đổi mới sảng tạo, công nghiệp, công nghệ cao, logictics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu tư của khu vực và thế giới; kết cậy hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế giáo dục đúng đầu nhóm Đông Nam Á."

Bên cạnh những thuận lợi to lớn về kinh tế xã hội cũng như những định hướng phát triển của Đông Nam Bộ như trên thì nơi đây cũng còn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Đôi khi những mặt thuận lợi lại luôn luôn đi kèm với những khó khăn. 

Khó khăn đầu tiên mà chúng ta có thể nhìn thấy đó là nơi đây có mật độ dân số khá cao, bên cạnh cung cấp nguồn nhân lực lơn thì việc mà người lao động từ nơi khác kéo đến nơi đây thì nó sẽ gây sức ép đối với nền kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, theo đó cơ chế giải quyết việc làm cần được quan tâm và triển khai một cách nhanh chóng. Theo đó mật độ dân số cao thì cũng gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhà ở, y tế giáo dục... từ đó cũng chịu nhiều sức ép lớn. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh cũng dẫn đến nguy cơ phân hóa giàu nghèo, chênh lệch mức sống khá lớn. 

Việc tập trung dân số đông như vậy còn đặt là một dấu hỏi rất lớn trong việc xử lý rác thải sinh hoạt của người dân sao cho hạn chế ô nhiễm môi trường nhất. Mật độ dân số cao, thì dĩ nhiên là lượng rác thải nơi đây sẽ lớn. Rác thải ở các khu công nghiệp và rác thải sinh hoạt nhiều thì nguy cơ ô nhiễm môi trường  cũng tăng cao. Đây là một trong những vấn đề mà cơ quan có thẩm quyền liên quan cần có những giải pháp đưa ra nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. 

Như vậy thì ta có thể đưa ra kết luận đó là Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế khá phát triển tuy nhiên là song song với sự phát triển đó thì khu vực Đông Nam Bộ cũng còn tồn tại những khó khăn trong điều kiện tự nhiên cũng như là điều kiện kinh tế xã hội. Những thuận lợi thì sẽ luôn luôn đi kèm song song với những hạn chế. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Giang
28/03/2023 22:03:56
+4đ tặng

- Vị trí địa lí:

+ Giáp Tây Nguyên - vùng có thế mạnh về cây công nghiệp, lâm nghiệp và thủy điện, duyên hải Nam Trung Bộ - vùng có ngành thủy sản phát triển và giáp với Đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta giúp cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.

 + Giáp Cam-pu-chia, giao lưu, buôn bán thuận lợi bằng các tuyến quốc lộ 22 (qua cửa khẩu Mộc Bài), quốc lộ 13 (qua cửa khẩu Hoa Lư).

+ Phía Nam giáp biển Đông với các cảng biển lớn, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên được Nhà nước tập trung phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Tự nhiên:

+ Đất xám cổ bạc màu trên phù sa cổ, đất badan màu mỡ chiếm 40% diện tích là điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

+ Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.

+ Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và có tiềm năng thủy điện.

+Sinh vật:

     Vùng biển có nguồn thủy, hải sản phong phú tập trung ở các ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang, ven biển có nhiều vùng nước lợ thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

     Rừng cung cấp nguồn gỗ và củi, nguyên liệu giấy.

+ Tài nguyên khoáng sản giàu có, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam giúp phát triển công nghiệp.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×