LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy xây dựng một đoạn văn ngắn thể hiện cảm nhận khi đọc xong văn bản Tức nước vỡ bờ

2 trả lời
Hỏi chi tiết
630
3
1
doan man
05/09/2018 19:41:34

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Quỳnh Anh Đỗ
06/09/2018 10:23:53
"Tức nước vỡ bờ", câu tục ngữ nêu một quy luật của tự nhiên, mà có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm thuý vô cùng. Tác giả sách giáo khoa đã vận dụng cách nói dân gian ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt tên cho chương XVIII cùa tiểu thuyết Tắt đèn khi chọn đưa vào sách giáo khoa từ buổi đầu xây dựng nhà trường XHCN Việt Nam, cũng thật sâu sắc và thâm thuý vô cùng. Nhờ vậy, ngày nay đọc lại chương truyện này, chúng ta dễ dàng định được hướng đi, để cảm nhận những tình huống hấp dẫn, những hình tượng nhân vật sống động, điển hình. Những điều gì làm "tức nước" ? Khi nào thì nước phá vỡ bờ ? Nước phá, bờ vỡ... ra sao ? Ý nghĩa của cuộc công phá và sự đổ vỡ ? Nghĩa đen, nghĩa bóng ? Quy luật của tự nhiên, quy luật của xã hội ? Suy ngẫm về nghĩa đen, nghĩa bóng của ngôn từ, hình ảnh, chúng ta vừa thấm thìa cái quy luật diệu kì của tự nhiên vừa cảm mến, kính phục ngòi bút hiện thực đầy tính nhân đạo và tính chiến đấu của Ngô Tất Tố. Qua đoạn trích, cũng như cả cuốn tiểu thuyết Tắt đèn, nhà văn giúp chúng ta hiểu sâu sắc một quy luật xã hội : "Có áp bức thì có đấu tranh, sự áp bức càng tàn nhẫn, thắt ngặt thì cuộc vùng lên, đấu tranh chống lại càng mạnh mẽ". Có thể nói đoạn trích Tức nước vỡ bờ được viết bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô vàn cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn và bản lĩnh gan góc, dũng cảm của người phụ nữ nông dân giàu yêu thương, có sức sống tiềm tàng không dễ gì khuất phục.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư