Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó, qua đó em thấy lão Hạc là người như thế nào?

Giải hộ mình câu 1 2 3 4 5 6 7 mình (+) cho
11 trả lời
Hỏi chi tiết
4.041
7
1
Trần Hữu Việt
31/08/2018 18:40:44
Câu 1 :
- Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:
+ “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”.
+ “Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm”.
+ “Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu (…)”.
+ “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”.
+ “Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó”. - Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ.
+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.
+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”.
- Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
0
Trần Hữu Việt
31/08/2018 18:41:07

Câu 2:
- Lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem giúp
- Lão Hạc đã tìm đến cái chết trong khi vẫn còn trong tay mấy chục bạc. Với lòng tự trọng cao độ và nhân cách hết sức trong sạch, khi đã đem gửi hết đồng tiền cuối cùng, lão chỉ còn ăn uống đói khát qua bữa, bằng khoai ráy, củ chuối, rau má… Nhưng lão lại kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo
- Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.

6
0
Trần Hữu Việt
31/08/2018 18:41:23

Câu 3:
- Người kể chuyện (cũng chính là tác giả tuy không nên đồng nhất hoàn toàn nhân vật với nguyên mẫu) đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương”.
- Suy nghĩ của nhân vật “tôi” trên đây chính là một quan điểm quan trọng trong “đôi mắt”, ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao.

5
0
Trần Hữu Việt
31/08/2018 18:41:50

Câu 4:
- Phải chăng ông giáo – nhân vật “tôi” thấy cái đáng buồn là người ta không thể hiểu nỗi khổ của nhau và ngờ vực lẫn nhau.
+Chính ôn giáo cũng có lúc nghĩ là lão “quá nhiều tự ái”.
+ Còn Binh Tư thì “bĩu môi” nhận xét: “Lão làm bộ đấy! Thật ra lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. Binh Tư còn cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt chó nhà hàng xóm.
+ Ông giáo đã ngờ vực lão Hạc. Nhưng khi lão Hạc chết thì ông giáo lại cảm thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Lão Hạc không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn là câu chuyện đầy xúc động về một nhân cách cao quý.

5
0
Trần Hữu Việt
31/08/2018 18:42:38

Câu 5:
- Việc kể chuyện bằng lời kể của nhân vật “tôi” có hiệu quả nghệ thuật rất cao vì nó gây xúc động cho người đọc.
- Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở chỗ:
+ Rất mực chân thực.
+ Thấm đượm cảm xúc trữ tình.
- Qua nhân vật “tôi”, người kể chuyện – tác giả đã biểu lộ tự nhiên những cảm xúc, suy nghĩ của mình.

4
0
Trần Hữu Việt
31/08/2018 18:43:10

Câu 6:
- Em hiểu ý nghĩa của nhân vật “tôi là ở chất trữ tình, thể hiện ở những lời mang giọng tâm sự riêng của “tôi”

Câu 7:
- Nói về cuộc đời. Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.
- Nói về tính cách:
+ Ở Tức nước vỡ bờ là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đườn cùng.
+ Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
31/08/2018 19:20:40
Câu 1:
- Diễn biến tâm trạng của lão Hạc :
+ Lão Hạc coi việc bán “cậu vàng” là một việc hệ trọng. Do vậy, lão đã nhiều lần suy tính, đắn đo vé việc bán con chó (lão nói đi nói lại nhiều lần ý định bán chó với ông giáo). Trong tình cảnh đói khổ, túng quẫn, lão cân nhắc một bên “cậu vàng” là người bạn thân thiết của lão, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất thương yêu và một bên không muốn tiêu phạm vào số tiền mà lão cố tích cóp, dành dụm cho con.
+ Khi bán “cậu vàng”, lão cứ day dứt, ăn năn vì cả đời lão chưa lừa dối ai, thế mà “già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. - Lão Hạc là một con người giàu lòng tự trọng; là người cha nhún hậu, thương yêu con sâu sắc.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
31/08/2018 19:23:26
Câu 2:
- Tinh cảnh khốn khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết. Lão tự chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà và mảnh vườn dành cho đứa con trai. Cái chết của lào xuất phát từ tấm lòng thương con của một người cha. Cái chết của lào còn như là một hành động tự giải thoát. Đó cũng chính là số phận đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám. - Lão đã âm thám chuẩn bị chu đáo, thu xếp cẩn thận cái chết cho mình. Lão nhịn ăn sau khi bán chó, chứ không muốn gây phiền bà cho hàng xóm. Điểu này cho thấy lão có lòng tự trọng đáng kính và thái độ rất kiên quyết khi chọn cái chết.
Câu 3.
Lúc đầu, thái độ của nhân vật “tôi” (ông giáo) khi nghe lão Hạc kể chuyện thì dửng dưng. Khi nghe lâo Hạc nói chuyện bán chó, nghe kể về đứa con, ông giáo đà có sự cảm thông, xót xa. Khi nghe Binh Tư kể thì ông giáo thoáng buồn và nghi ngờ về nhân cách của lão Hạc. Nhưng đến khi chứng kiến cái chết đau đớn, dữ dội của lão Hạc thì ông giáo giật mình ngẫm nghĩ về cuộc đòi và vô cùng kính trọng lão Hạc.
- Tinh cảnh khốn khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết. Lão tự chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà và mảnh vườn dành cho đứa con trai. Cái chết của lào xuất phát từ tấm lòng thương con của một người cha. Cái chết của lào còn như là một hành động tự giải thoát. Đó cũng chính là số phận đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám. - Lão đã âm thám chuẩn bị chu đáo, thu xếp cẩn thận cái chết cho mình. Lão nhịn ăn sau khi bán chó, chứ không muốn gây phiền bà cho hàng xóm. Điểu này cho thấy lão có lòng tự trọng đáng kính và thái độ rất kiên quyết khi chọn cái chết. Câu hỏi 3. Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào ? Gợi ý Lúc đầu, thái độ của nhân vật “tôi” (ông giáo) khi nghe lão Hạc kể chuyện thì dửng dưng. Khi nghe lâo Hạc nói chuyện bán chó, nghe kể về đứa con, ông giáo đà có sự cảm thông, xót xa. Khi nghe Binh Tư kể thì ông giáo thoáng buồn và nghi ngờ về nhân cách của lão Hạc. Nhưng đến khi chứng kiến cái chết đau đớn, dữ dội của lão Hạc thì ông giáo giật mình ngẫm nghĩ về cuộc đòi và vô cùng kính trọng lão Hạc.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
31/08/2018 19:24:33
Câu 4:
Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư - một người có nghề ăn trộm, là một chi tiết nghộ thuật quan trọng, nó có ý nghĩa “đánh lừa” độc giả, chuyển ý nghĩ từ tốt đẹp của ông giáo về lão Hạc sang hướng ngược lại. Vì thế, ông giáo đưa ra nhún xét “cuộc đời quả thật... đáng buồn". Đến khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo mới giật mình ngẫm nghĩ vẻ cuộc đời. “Cuộc đời chưa hẳn dã đáng buồn” vì may mà ý trước đó của mình (ông giáo) đã không đúng. Cuộc đòi “vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” được hiểu theo nghĩa : Con người có nhún cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống. Sao ông lão đáng kính như vậy mà phải chịu cái chết vút vã, dữ dội như thế !
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
31/08/2018 19:25:42
Câu 5:
Cái hay của truyện rõ nhất là ở nghệ thuật kể chuyện. Câu chuyện được kể theo lời dẫn của nhân vật “tôi” (ông giáo) - người tham gia trong câu chuyện và chứng kiến sự việc diễn ra. Điều này làm cho câu chuyên thêm chân thật, gần gũi với người đọc. Đồng thời chọn vai kể này, việc dẫn dắt CÛU chuyên sẽ tự nhiên, linh hoạt hơn. Cũng vì thế, câu chuyên được kể với nhiểu giọng điệu hơn. Ngưòi kể có thể vừa kể, vừa bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình. Việc miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật cũng rất tự nhiên, hợp lí. Việc tạo tình huống truyện bất ngờ nhằm lôi cuốn người đọc và dễ dàng trình bày triết lí sâu sắc về cuộc sống của tác giả.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
31/08/2018 19:31:48
Câu 6:
Đây là một quan niệm, một triết lí sống sủu sắc ẩn chứa cam xúc trữ tình xót xa của tác giả. Có thể hiểu ý nghĩ này : Phải có sự cảm thông, phải nhìn ra và trân trọng những điều đáng thương, đáng quý ờ những con người hàng ngày sống quanh ta.
Câu 7:
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao phản ánh cuộc sống nghèo khổ, bế tắc vì bị áp bức bóc lột nậng nề của người nông dân bần cùng trong xã hội thực dân phong kiên. Tuy nhiên, ở họ vẫn toát một vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân; ở họ tiềm tàng sức mạnh phàn kháng (Tức nước vỡ hờ), giàu lòng tự trọng dù nghèo khổ (Lão Hạc).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư