Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề tài, chủ đề, nghệ thuật (từ ngữ,biện pháp tu từ)

Đề tài , chủ đề 
nghệ thuật (từ ngữ,biện pháp tu từ)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
72
1
0
Tiến Dũng
05/04/2023 22:23:08
+5đ tặng
Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng

Lê Ngọc Trà từng nói rằng: "Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư". Với vai trò quan trọng đó, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật cũng vì thế mà không ngừng phát triển để đáp ứng kịp thời nhu cầu con người theo thời gian. Các biện pháp nghệ thuật bao gồm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp từ, chơi chữ.

* Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn học

(1). So sánh

- So sánh là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác với từ ngữ biểu hiện sự so sánh là "như", "ngỡ",...

- Tác dụng: So sánh có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho đối tượng được nhắc tới; đồng thời giúp câu văn thêm sinh động và gia tăng sự hứng thú với người đọc.

- Phân loại so sánh:

+ So sánh ngang bằng: như là, giống như, tựa,..

+ So sánh hơn kém: chẳng bằng,...

Ví dụ:  

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Câu thơ "Mặt trời xuống biển như hòn lửa" đã được tác giả Huy Cận sử dụng biện pháp so sánh nhằm diễn tả không gian và thời gian của ngư dân ra khơi; không chỉ vậy ông còn sử dụng hình ảnh của mặt trời để nhấn mạnh vẻ đẹp tráng lệ của biển cả.

(2). Nhân hóa

- Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ miêu tả hoạt động, tính cách, suy nghĩ của con người cho đồ vật, sự vật hoặc con vật,...

- Tác dụng: Sử dụng biện pháp nhân hóa giúp sự vật, hiện tượng trở nên gần gũi với con người, giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn đồng thời giúp tác giả diễn tả trọn vẹn cảm xúc trong tác phẩm.

- Biện pháp nhân hóa được chia thành 3 lại như sau:

+ Dùng từ ngữ chỉ hành động con người để chỉ hành động con vật

+ Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Ví dụ

Bão bùng thân bọc lấy thân,

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau tre không ở riêng,

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.

Chẳng may thân gãy cành rơi,

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.

Nòi tre đâu chịu mọc cong,

 Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Lưng trần phơi nắng phơi sương,

Có manh áo cộc tre nhường cho con.

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Qua đoạn thơ ta thấy rõ nhà thơ đã sử dụng hàng loạt những từ ngữ vốn dùng để chỉ hành động và cảm xúc của con người như: tay, lưng, nhường cho con để biểu thị sức sống của cây tre. Từ đó, liên tưởng đến hình ảnh con người Việt Nam kiên cường bất khuất chống trọi lại với giặc ngoại xâm và luôn luôn dạt dào tình cảm với đất nước và thế hệ đời sau.

(3). Ẩn dụ

- Biện pháp ẩn dụ được dùng để gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác nhưng phải đảm bảo chúng có nét tương đồng với nhau.

- Khi sử dụng biện pháp này sẽ tạo cho bài văn có nhiều sắc thái biểu cảm, câu thơ có hình tượng đặc biệt.

- Các kiểu ẩn dụ:

+ Ẩn dụ hình thức: người hành văn dựa vào các điểm tương đồng hoặc các điểm giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Khi dùng ẩn dụ hình thức cũng là cách người viết dấu đi một phần nghĩa

Ví dụ: "Dưới trăng quyên đã gọi hè. Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"

Hình ảnh "lửa lựu" là hình ảnh ẩn dụ vì màu đỏ của hoa lựu giống như màu lửa. Vì vậy, tác giả dùng hình ảnh lửa để chỉ màu của quả lựu.

+ Ẩn dụ cách thức: Cách gọi hiện tượng A = hiện tượng B.Hoặc có thể hiểu: ẩn dụ cách thức có nghĩa là hình thức đặt ra vấn đề theo nhiều cách, ẩn dụ này giúp diễn đạt hàm ý của người nói vào câu.

Ví dụ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" 

Kẻ trồng cây là hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ người lao động, tạo ra giá trị bằng sức lao động.

+ Ẩn dụ phẩm chất: cách lấy phẩm chất của A để chỉ phẩm chất của B. Ẩn dụ phẩm chất là dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ: "Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"

Trong câu thơ, hình ảnh thuyền chính là đại diện của người đàn ông luôn bôn ba khắp muôn nơi; còn hình ảnh bến chính là cách ẩn dụ người phụ nữ luôn son sắt đợi chờ.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B với các loại giác quan khác. Ngoài ra, còn có thể hiểu rằng một sự vật, hiện tượng được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các giác quan khác.

Ví dụ: Trời nắng giòn tan. - Trong trường hợp này người hành văn đang muốn ám chỉ đến mức độ của nắng, có thể làm khô mọi vật.

(4) Hoán dụ

- Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, sự việc hiện tượng hay khái niệm bằng tên của một sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nhau.

- Tác dụng: Sử dụng biện pháp hoán dụ câu văn, câu thơ sẽ được tăng thêm tính gọi hình gợi cảm và sự ấn tượng đối với người đọc.

- Các kiểu hoán dụ thường gặp

+ Sử dụng hình ảnh 1 bộ phận để gọi cái toàn thể

Ví dụ:

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm."

( Theo Hoàng Trung Thông)

Tác giả đã sử dụng hình ảnh bàn tay để ám chỉ người lao động bởi hai đối tượng này có mối quan hệ với nhau (bàn tay là bộ phận trên cơ thể người).

+ Sử dụng vật chứa đựng để nói về vật được chứa đựng

Ví dụ:

"Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thành thị đứng lên"

(Tố Hữu)

 

Tác giả đã sử dụng: hình ảnh "Áo nâu" là trang phục tượng trưng của người nông dân và hình ảnh "Áo xanh" là một loại trang phục tượng trưng của người công nhân thời kỳ đổi mới trên thành thị để biểu thị sự gắn bó khăng khít giữa hai giai cấp xã hội thời kỳ kháng chiến. Ngoài ra, khi sử dụng hình ảnh "nông thôn" chỉ những người sống ở nông thôn và hình ảnh "thị thành chỉ người sống ở thị thành; tác giả còn muốn nhấn mạnh đến sự mật thiết giữa những cá nhân: tuy khác nơi sinh sống nhưng khi đất nước nguy nan sẽ sẵn sàng đứng lên chiến đấu không chút ngần ngại.

+ Sử dụng dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Ví dụ:

"Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè."

 (Tố Hữu)

Từ "Huế" ở đây được sử dụng để chỉ những người sống tại Huế. Như vậy, giữa hình ảnh "Huế" và hình ảnh "người sống ở Huế" có mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.

Từ "đỏ máu" khiến người đọc có thể liên tưởng tới chiến tranh. Như vậy, giữa hai hình ảnh "đổ máu" và "chiến tranh" có mối quan hệ gần gũi nhau giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật mang dấu hiệu.

+ Sử dụng cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng

Ví dụ:

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

(Ca dao)

Từ "một" được sử dụng để người đọc liên tưởng tới sự riêng lẻ, cô đơn. Còn từ "ba" mang ý nghĩa số nhiều khiến người đọc liên tưởng tới sự đoàn kết. Sự liên hệ giữa "một' và "ba" chính là vận dụng cái cụ thể để nói cái trừu tượng.

(5) Nói quá

- Nói quá là biện pháp tu từ sử dụng các từ ngữ mang ý nghĩa phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng so với đặc tính ban đầu của chúng.

- Tác dụng: Sử dụng biện pháp nói quá sẽ giúp tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu diễn đạt.

- Nói quá được sử dụng nhiều trong các tác phẩm văn học và trong cuộc sống hằng ngày của con người.

Ví dụ: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa thì ta cũng vui lòng."

                                                                                                                                               (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)

Biện pháp nói quá được Trần Quốc Tuấn sử dụng thông qua các từ ngữ như: "ruột đau như cắt", "xả thịt lột da", "nuốt gan uống máu",... Qua đó, tác giả đã khắc họa rõ nét nỗi đau khi quân thù đang xâm lăng Đất nước ta, đồng thời thể hiện lòng yêu nước và căm ghét quân thù của ông trong thời buổi lúc bấy giờ.

(6) Nói giảm nói tránh

- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng để diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục và thiếu lịch sự.

- Tác dụng: Biện pháp nói giảm nói tránh thường được sử dụng chủ yếu trong giao tiếp hằng ngày, văn học,...

Việc sử dụng biện pháp này giúp người nói, người viết trở nên tinh thế và lịch sự hơn trong những trường hợp cụ thể như: thông báo tin buồn, nhắc nhở chuyện tế nhị,...

Ví dụ:

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến - Quang Dũng)

Câu thơ "Áo bào thay chiếu, anh về đất" được tác giả sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để làm giảm nhẹ sự đau thương khi nhắc đến sự hy sinh của người lính Tây Tiến.

(7) Điệp từ

- Điệp từ là biện pháp tu từ mà ở đó người diễn đạt sử dụng lặp đi lặp lại một cụm từ (hoặc một từ).

- Tác dụng: Sử dụng biện pháp điệp từ, người viết có thể nhấn mạnh ý nghĩa, cảm xúc và mức độ biểu đạt của nội dung muốn truyền đạt.

- Có 3 dạng điệp từ như sau:

+ Điệp từ cách quãng: là việc lặp đi lặp lại một cụm từ mà các từ hay cụm từ cách quãng với nhau không có sự liên tiếp.

+ Điệp từ nối tiếp: là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ nối có sự nối tiếp

+ Điệp từ chuyển tiếp: là việc lặp đi lặp lại từ hoặc cụm từ có sự chuyển tiếp từ câu này sang câu khác.

Ví dụ:

"Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo."

(Việt Bắc - Tố Hữu)

Bằng cách sử dụng biện pháp điệp từ "nhớ" nhà thơ Tố Hữu đã nhấn mạnh nỗi nhớ của mình về kỷ niệm gắn bó cùng Việt Bắc, nơi có những người chiến sĩ luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc.

(8) Chơi chữ

- Chơi chữ là sử dụng các hiện tượng từ đa nghĩa, đồng âm,...  trong ngôn ngữ để gây ra một tác dụng nhất định như bóng gió, châm biếm, hài hước,.. trong lời nói hay thơ ca. Nó được dùng như một biện pháp tu từ đặc trưng của tiếng việt, trong đó văn tự, văn cảnh, ngữ âm, ngữ nghĩa,.. được vận dụng một cách vô cùng khéo léo nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, hài hước cho người thưởng thức.

- Tác dụng: Biện pháp chơi chữ giúp câu văn thể hiện sự hài hước dí dỏm nên tạo sự húng thú ấn tượng với người nghe và người đọc. Ngoài ra chơi chữ còn được đánh giá là biện pháp tu từ dễ tiếp cận và mang tính giáo dục cao.

Ví dụ:

Duyên duyên ý ý tình tình

Đây đây đó đó tình tình ta ta

Năm năm tháng tháng tháng ngày ngày

Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai

Như vậy, nhìn chung tác dụng của các biện pháp nghệ thuật là làm cho câu văn, câu thơ hoặc thậm chí câu chuyện thêm sức gợi hình, nhấn mạnh cảm xúc và ý muốn của người diễn đạt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo