Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn em nghĩ như thế nào về tình trạng học sinh trung học cơ sở bị đuối nước nhiều

Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn em nghĩ như thế nào về tình trạng học sinh trung học cơ sở bị đuối nước nhiều
2 trả lời
Hỏi chi tiết
672
2
0
Tr Hải
06/04/2023 15:25:35
+5đ tặng

Một trong những vấn đề xã hội nổi cộm nhất xảy ra trong mùa hè đó chính là vấn đề trẻ em bị đuối nước. Qua những phương tiện báo đài và truyền thông, ta có thể thấy tỷ lệ trẻ em đuối nước và tai nạn thương tích xảy ra khá phổ biến, nhất là ở những vùng nông thôn vào thời điểm mùa hè. Theo em, để ngăn chặn tai nạn thương tích đuối nước ở trẻ em là một việc vô cùng quan trọng và cấp bách của toàn xã hội và cộng đồng. Việc trẻ em đuối nước xảy ra phổ biến ở những vùng nông thôn vào thời điểm mùa hè. Đây chính là thời điểm mà các bạn học sinh được nghỉ hè, được đi chơi và nhiều khi không có sự giám sát của bố mẹ. Đồng thời, ở các vùng quê, những ao hồ vẫn còn rất nhiều hoặc có cả những bãi tắm dân sinh tự phát không nằm trong quyền kiểm soát và giám sát của lực lượng cứu hộ đuối nước. Trẻ em là mầm măng của đất nước, các em có quyền được vui chơi trong an toàn và lành mạnh. Những tai nạn thương tích chính là những điều đau lòng không ai mong muốn. Và để ngăn chặn, nhà nước, xã hội và cộng đồng, gia đình đều cần can thiệp ngăn chặn việc cho các em tắm ở những địa điểm nguy hiểm như vậy. Các em cần được vui chơi lành mạnh, nên được đi bơi ở bể bơi, có sự giám sát và cứu hộ của lực lượng cứu hộ khi cần thiết. Sự giám sát của bố mẹ và gia đình sẽ tạo sự an toàn khi vui chơi của các em nhỏ. Tóm lại, hiện tượng đuối nước là một tai nạn thương tích đau lòn, gây ra biết bao mất mát cho chính các em và gia đình các em. Vì các em xứng đáng được vui chơi an toàn, bổ ích nên bố mẹ, gia đình và toàn xã hội hãy luôn có những hành động ngăn chặn tai nạn đuối nước và tạo những bể bơi an toàn, lành mạnh cho các em trong mùa hè này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyệt
06/04/2023 15:29:17
+4đ tặng

Thời gian qua, tai nạn đuối nước ở trẻ em đang có chiều hướng tăng mạnh vào mùa hè ở nhiều địa phương. Khác với trẻ em ở các đô thị có nhiều điều kiện tiếp cận với các khu vui chơi hiện đại, trẻ em ở vùng nông thôn hiện nay đang thiếu chỗ chơi an toàn và lành mạnh, nên các em thường tìm đến các nơi như sông suối, ao hồ, kênh mương… thiếu sự kiểm soát của người lớn nên đã dẫn đến nhiều vụ đuối nước đau lòng.

Năm 2010, tại đập ngăn mặn Việt Yên đã xảy ra vụ đuối nước làm 3 em học sinh nữ học sinh lớp 5, Trường Tiểu học số 2 Triệu Độ, huyện Triệu Phong tử vong. Kỳ nghĩ hè cuối cấp cũng là lúc các em vĩnh viễn xa rời tuổi thơ, xa rời vòng tay yêu thương của bố mẹ chỉ vì một tai nạn không đáng có. Mùa hè năm nay, chúng tôi có dịp về thăm gia đình em Nguyễn Thị Thảo, một trong 3 nạn nhân bị tử vong trong vụ đuối nước nói trên. Sự việc đã xảy ra khá lâu, nhưng khi nhắc lại, bố mẹ em Thảo không thể kìm được nước mắt vì quá đau xót mất đi đứa con gái đầu lòng một cách oan uổng. Một điều làm bố mẹ Thảo day dứt và tiếc thương mãi đó là Thảo vốn học rất giỏi và chăm ngoan, trước đây em chưa bao giờ đi tắm sông, không ngờ trong một lần nghe theo sự rủ rê của bạn bè nên tai họa đã ập đến. Chị Nguyễn Thị Hảo, mẹ em Thảo ở thôn Quy Hà, xã Triệu Độ nghẹn ngào kể lại: “Khi nghe tin mọi người báo, tôi chạy ra thì thấy có 3 cái thau với 3 đôi dép để trên bờ nhưng không có người mô hết. Lúc đó, tôi không tin con bé đi tắm, cứ nghĩ đi bắt óc trên bờ sông thôi. Đến khi thấy họ vớt lên được một cháu, lúc đó đã quá bàng hoàng, hoảng hốt. Tôi lao mình xuống dòng sông để cứu con nhưng đã quá muộn…”.

 

Nguy cơ đuối nước từ hoạt động tắm ao, hồ, mương

Hay, vụ đuối nước của cháu Nguyễn Nhật Huy, 5 tuổi, con trai của anh Nguyễn Văn Lào và chị Nguyễn Thị Thiện, ở thôn Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung. Trong một lần chơi đùa đã bất cẩn rơi xuống hồ cá của gia đình và tử vong. Chị Thiện ngậm ngùi nói: “Vợ chồng tôi day dứt mãi về chuyện này. Giá như, giá như chúng tôi chú ý hơn đến cháu thì đã không xảy ra chuyện. Chỉ vì một phút lơ là mà ân hận suốt đời”.

Lo lắng về thực trạng này, thầy giáo Nguyễn Diệp, hiệu trưởng Trường Tiểu học Triệu Đông nói: “Về phía nhà trường cũng đã thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền về sự nguy hiểm đến tín mạng của việc tắm biển, sông, suối, ao, hồ…cho các em học sinh khi không có sự giám sát của người lớn. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức độ đó thôi, chứ hiện nay vẫn chưa có một chương trình cụ thể nào về dạy bơi trong trường học. Hầu hết các em tự học bơi ở ao, hồ gần nhà. Do đó, mùa hè đã đến, chúng tôi cũng đang rất bất an”.

Được biết, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em từ sơ sinh đến vị thành niên. Theo thống kê của Phòng LĐTB & XH huyện Triệu Phong, trong vòng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện đã xảy ra khoảng 15 vụ đuối nước, nhiều nhất ở các xã vùng biển, vùng có nhiều sông ngòi chảy qua như Triệu An, Triệu Vân, Triệu Trung, Triệu Độ, Triệu Thành…Trong đó, năm 2013 xảy ra 2 vụ, 2014: 3 vụ và 2015: 4 vụ. Phần lớn các em thường rủ nhau đi tắm mà không có sự giám sát của người lớn hoặc đùa giỡn, nghịch ngợm không may sẩy chân rơi xuống ao hồ dẫn đến tử vong. Vào dịp hè hàng năm, tỷ lệ trẻ em chết đuối tăng cao ở nhiều địa phương.

Nói về thực trạng và nguyên nhân của việc đuối nước, ông Hoàng Đức, Phó Trưởng Phòng LĐTB &XH huyện Triệu Phong cho biết: “Triệu Phong là địa bàn có hệ thống sông ngòi dày đặc, có hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn nên tình trạng đuối nước diễn ra khá nhiều. Nguyên nhân do các em chưa thực sự có ý thức về sự nguy hiểm của việc tắm biển, tắm sông; khi không may đuối nước lại không bảo vệ được bản thân vì chưa có kỹ năng bơi lội; các bậc phụ huynh không quản lý chặt chẽ việc vui chơi của con em, do bận bịu đồng áng, buôn bán làm ăn, nên đã dẫn đến nhiều cái chết thảm”.

Một nghịch lý đang tồn tại là các vùng ở nông thôn mặc dù có nhiều quỹ đất nhưng vẫn thiếu sân chơi cho trẻ em. Trong khi cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn thì những hạ tầng sẵn có như nhà văn hóa xã, tủ sách…lại đang bị lãng phí vì xuống cấp hoặc chưa được khai thác hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của các em. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ sự an toàn cho con trẻ. Các cấp, các ngành cần phối hợp với địa phương, trường học xây dựng các sân chơi bổ ích, lành mạnh; tổ chức các lớp dạy bơi và kỹ năng cứu hộ cho học sinh; tăng cường cắm biển báo nguy hiểm ở khu vực có nguy cơ xảy ra đuối nước để các em có một mùa hè an toàn và vui tươi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k