Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tình huống truyện của "một bữa no" nam cao

tình huống truyện của "một bữa no" nam cao
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.288
1
0
Kem Sữa
11/04/2023 20:22:59
+5đ tặng

1. Tình huống con người bị lăng nhục

Tình huống này thường được dựng nên trong quan hệ đối lập giữa những nhân vật giàu và nhân vật nghèo. Về điểm này trong những truyện ngắn Nam Cao thường "bố trí" cho hai loại người giàu và nghèo, từ hai thế giới vốn xa lạ, tiếp xúc với nhau, để kẻ giàu có dịp giễu cợt và hạ nhục người nghèo một cách tàn ác.

Các truyện ngắn thường được xây dựng theo tình huống này là: Lang Rận, Đón khách, Quên điều độ, Truyện tình, Đòn chồng..

2. Tình huống "áo cơm ghì sát đất" khiến nhân tính bị xói mòn.

Tình huống này thường thấy ở những truyện viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo.

Ở những truyện thuộc tình huống này, nhân vật trí thức tiểu tư sản thường được đặt trong hai quan hệ: Quan hệ đời tư hay quan hệ gia đình (với tư cách người chồng hoặc người cha). Quan hệ xã hội - với tư cách một viên chức, một nhà giáo hoặc một nhà văn nghèo).

Bị đặt vào tình huống "áo cơm ghì sát đất", nhân vật của Nam Cao trong quan hệ thứ nhất (quan hệ đời tư hay quan hệ gia đình), từ chỗ là một người chồng, một người cha rất tốt trở thành một kẻ tàn nhẫn, thô lỗ, ích kỷ, tệ bạc.

Cũng trong tình huống ấy, nhưng quan hệ thứ hai, anh ta từ chỗ là một người có lương tâm, có trách nhiệm, đầy tâm huyết, có lý tưởng cao cả trở thành kẻ bất lương, hèn nhát, vô trách nhiệm, thậm chí Đời thừa.

Thuộc loại tình huống này có các truyện: Cười, Bài học quét nhà chủ yếu thể hiện nhân vật ở quan hệ đời tư hay quan hệ gia đình. Với các tác phẩm: Trăng sáng, Đời thừa, Nước mắt.. thể hiện nhân vật ở cả hai quan hệ: Quan hệ đời tư và quan hệ xã hội.

3. Tình huống đói khát cùng đường cùng miếng ăn trở thành miếng nhục:

Tình huống này thường thấy ở những truyện viết về người nông dân nghèo: Một bữa no, Trẻ con không biết ăn thịt chó, Tư cách mõ, Chí Phèo, Đòn chồng.

Ở những truyện này, cái đói đã đẩy con người đến chỗ vì miếng ăn không biết nhục nhã, liêm sỉ là gì.

4. Tình huống ở hiền không bao giờ gặp lành:

Thể hiện tình nhân đạo, Nam Cao luôn luôn có ý thức đứng về phía những người nghèo khổ bị lép vế.

Triết lý "Ở hiền gặp lành" mà đạo đức và tôn giáo từng đề cao, ở truyện Nam Cao bị tác giả phủ định gay gắt. Thật chua chát và tàn nhẫn biết bao, nếu hiểu rằng ép buộc hoặc dụ dỗ con người phải tuyệt đối sống theo triết lý đó là một hình thức tước đoạt hết ở họ mọi khả năng tự vệ, là đẩy họ vào chỗ chết, khi xã hội còn đầy rẫy những bất công, khi các nguyên tắc sống nhân đạo chưa có đủ cơ sở vật chất để thiết lập trên mảnh đất hiện tại.

Thật khó để đưa ra một cách phân loại nào ứng với các dạng tình huống trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Tuy nhiên tựu trung lại có thể thấy tư tưởng nhân đạo của nhà văn lồng ghép trong những đứa con tinh thần của mình.
Chấm điểm giúp mk nhé!
Cảm ơn bạn!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
Boy hai mái
11/04/2023 20:26:01
+4đ tặng
 
 
Một bữa no kể về một bà lão chồng mất sớm, cả đời cặm cụi nuôi con. Tưởng lớn lên nó sẽ là điểm tựa của bà thì nó lại bỏ bà ra đi. Vợ con trai bà sau khi chịu tang chồng cũng bỏ bà cùng con gái đi tìm hạnh phúc mới. Hai bà cháu nuôi con bảy năm trời, do quá khó khăn bà bán đứa cháu gái duy nhất cho nhà bà Phó làm con nuôi. Nhưng sau khi bán cháu gái đi cuộc sống của bà không mấy dễ dàng hơn. Có tất cả mười đồng bạc thì cải mả cho con trai hết tám đồng, còn hai đồng dành dụm làm vốn. Ấy vậy mà ông trời cũng không thương bà, năm ngoái ông bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Giờ đây sức khỏe không cho phép bà đi làm việc bế em bé. Nhưng theo lời bà kể có năm bà đổi năm sáu lần chứ, rồi mỗi lần đổi là một lần xuống giá, có tháng bà phải ăn bánh đúc chay. Hôm ấy bà ra thăm cái đĩ, nhưng bà lại bị bà phó thụ chà đạp lên lòng tự trọng của bà. Một bữa no nhất của bà lại chính là bữa cơm cuối cùng của đời bà.
 
                 Câu chuyện là một vấn đề rất bình thường trong xã hội xưa. Dường như đọc từng chữ, lật từng trang lòng người đọc như trải ra cùng số phận của bà lão. Đến người già đau yếu như bà mà không có một ai cưu mang giúp đỡ. Nhớ lại tác phẩm Lão Hạc, một tác phẩm có cùng chủ đề với "Một bữa no" cũng đã nói lên điều đó. Nếu như lão Hạc chọn cách tự kết thúc đời mình bằng bả chó thì bà lão chọn bữa cơm no nhất trong đời, đó là hai trong nhiều cái chết đau đớn nhất. Con người ta khi chết đi có gia đình có bạn bà hàng xóm ở bên, còn bà thì ra đi trong sự đau đớn, tức tưởi vô cùng cô đơn, cái chết đó để lại nhiều suy nghĩ trong lòng độc giả. Ai trong số chúng ta đều có quyền lựa chọn cuộc sống của mình, không ai muốn nghèo khổ nhưng xã hội bấy giờ đã nhấn chìm mọi hi vọng của con người. Đó là một khoảng tối mà dân tộc ta đã phải chịu đựng trong suốt một thời gian dài. Những con người đó đáng ra có thể sống bình yên bên người thân, không phải chết đau đớn như vậy. Hình ảnh người bà cũng như lão Hạc và rất nhiều nhân vật khác trong tuyển tập truyện của Nam Cao đã phản ánh sự cơ cực, cùng khổ của nhân dân.
            Đọc xong tác phẩm này, căm phần có lẽ vẫn chưa đủ diễn tả hết được cảm xúc, suy nghĩ. Nếu xã hội lúc bấy giờ không có những nhà văn như Nam cao đứng ra vạch trần bộ mặt giai cấp thống trị thì liệu thế hệ ngày nay có biết đến thời kỳ đen tối của quá khứ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×