Đề bài viết bài văn khoảng 1000 chữ phân tích nhân vật Ông Tám Luông
Đề bài viết bài văn khoảng 1000 chữ phân tích nhân vật Ông Tám Luông,Cả Giáo,Biện Toại,Mười Chức
vợ huyện lành, Mã Ngân
TRUYỆN KỂ VỀ CÁNH ĐỒNG NỌC NẶNG
Trước đây, tại Giá Rai (Bạc Liêu) có gia đình ông Tám Luông ở điền' của ông
Cả Giáo. Họ rất nghèo, làm lụng quanh năm suốt tháng mà vẫn không đủ ăn, đủ
mặc; tới mùa lại bị ông Cả Giáo vơ vét sạch gạo thóc, kể cả lúa giống. Hơn thế,
sợ Tám Luông giấu lúa, Cả Giáo còn cho người đốt cả đống rơm, dỡ nhà Tám
Luông khiến vợ con ông phải đi ở đợ, làm thuê kiếm sống. Cuộc sống gia đình
Tám Luông hết sức vất vả, khổ sở.
Thấy không thể sống trong sự áp bức, bóc lột hà khắc của Cả Giáo, ông Tám
Luông tìm kế đi nơi khác sinh sống. Ông cùng gia đình vào vàm Nọc Nạng, đốn
cây tràm, cắm cọc sâu dựng nhà ở, bắt cá đổi lấy gạo sống qua ngày. Sau đó, gia
đình ông khai phá rừng hoang tạo ra những cánh đồng màu mỡ, lúa vàng chắc
hạt. Một thời gian sau, Tám Luông mất, người con trai cả – Biện Toại thừa kế
mảnh đất này.
Thấy những cánh đồng màu mỡ của Biện Toại, vợ huyện Lành nổi lòng tham,
cấu kết với một Hoa kiều giàu có tên là Mã Ngân (thường gọi là Bang Tắc) lập
mưu cướp đất. Vì ruộng đất là mồ hôi, công sức của gia đình khai khẩn mấy đời
mới có nên anh em Biện Toại kiên quyết không để cho bọn ác bá, địa chủ cướp
mất. Trước cảnh vợ huyện Lành mướn cờ Tây3 vào áp bức nhiều lần, ông Mười
Chức (con trai Biện Toại) giết heo làm lễ tế sống mẹ già rồi cùng anh em đồng
tâm hiệp lực, quyết một phen sống chết với bọn chúng. Họ nhất định có chết
cũng phải giữ cho được mảnh đất máu thịt của cha ông.
Trận xô xát xảy ra quyết liệt, bốn người trong gia đình Mười Chức (Mười Chức,
vợ ông Mười Chức đang mang thai, Năm Nhẫn, Sáu Nhịn) bị bắn tử thương
trong đợt đó. Sự kiện bi thương này đã tạo nên làn sóng dư luận lên án mạnh mẽ
bọn địa chủ, cường hào, thực dân cướp đất, cướp lúa thời bấy giờ.
Cánh đồng Nọc Nạng – nơi ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường và đầy nghĩa khí
của những nông dân thật thà, chất phác, đậm chất Nam Bộ kể trên, nay đã trở
thành di tích lịch sử cấp Quốc gia của tỉnh Bạc Liêu,
5
0 Xem trả lời
217