Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận xã hội về tác hại của tự phụ

Nghị luận xã hội về tác hại của tự phụ
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
124
2
0
nguyễn linh hương
16/04/2023 07:33:56
+5đ tặng

Người ta thường nói, chiến công hiển hách và khó khăn nhất chính là tự vượt qua và chiến thắng chính mình. Để có được điều đó, điều đầu tiên chúng ta luôn phải khắc ghi đó chính là “Chớ nên tự phụ”.

“Chớ nên tự phụ” là một câu thành ngữ quen thuộc của dân gian. Bằng những câu nói rất giản đơn, ngắn gọn, hình thành từ những nhận thức ban đầu của người nông dân, những câu ca dao, thành ngữ tục ngữ lại thấm thía và có giá trị đến lạ. “Tự phụ”, một từ không còn sử dụng phổ biến trong giao tiếp nhưng lại có biểu hiện thật rộng rãi trong xã hội.

“Tự phụ” có thể hiểu là tự mình nhìn nhận và đề cao thái quá về bản thân, luôn đánh giá bản thân cao hơn người khác. Về điều này, ta có thể thấy xét giống tự cao hay tự đại. Đặt từ “Chớ nên” ở phía đầu câu như một lời nhắn nhủ, cũng là sự khuyên răn với mỗi người: Đừng nên quá tự cao, tự ảo tưởng về bản thân mình quá.

“Tự phụ” từ trong suy nghĩ và thái độ, luôn nghĩ mình giỏi hơn người khác mà dẫn tới coi thường người. Đó là sự ngộ nhận mà không nhận thức đúng về năng lực bản thân. “Tự phụ” trong hành động là sự bất cần, không tiếp thu và chú ý đến người khác, luôn làm mọi việc theo mình và cho mình. Đó là sự cố chấp không chịu mở lòng để tiếp nhận và phát triển. Tiêu biểu của những câu nói tự phụ là: Tôi là thứ nhất, là giỏi nhất; Tôi không cần phải nghe theo ai cả vì tôi biết điều đó là đúng; Tôi không muốn nghe….

“Chớ nên tự phụ” vì tự phụ sẽ con người mất đi cơ hội được học hỏi và phát triển thêm. Mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông, chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc tri thức vô cùng,… Chẳng có ai dám khẳng định mình là người biết hết tất cả mọi thứ cả. Mỗi ngày bắt đầu là một ngày mới để chúng ta học tập và học hỏi. Như Lenin đã khẳng định: “Học, học nữa, học mãi”. Thế nhưng sự tự phụ lại trở thành rào cản của điều đó.

Với suy nghĩ: ta đã biết tất đã, đã thông thuộc tất cả. Những người tự phụ không có ý thức phấn đấu để trau dồi và bồi dưỡng thêm cho mình. Cuộc đời là một đường đua trong khi người khác đang chạy mà bạn còn chẳng chịu bước, chắc hẳn bạn biết kiết quả như thế nào rồi! Hơn nữa, cảm giác thức dậy sẽ được học thêm một điều gì đó thú vị và mới mẻ thật kích thích và hạnh phúc biết bao, so với những ngày bình bình chẳng có gì mới mẻ.

Như vậy, tự phụ đã cướp mất ở con người niềm vui được học hỏi, cơ hội trau dồi thêm cho bản thân và cả sự cố gắng hết mình nữa. Có cố gắng mới có được thành quả xứng đáng, có nỗ lực thì mới không hối hận. Sự tự phụ một lần nữa làm mất đi niềm hạnh phúc ấy rồi. Và như thế, tự họ đưa mình tới sự thất bại.

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều nhớ câu chuyện rùa và thỏ. Không phải vì bản năng chạy nhanh mà thỏ có quyền tự phụ, ung dung trong bất kì cuộc đua nào, với đối thủ nào. Thất bại chính là kết quả cho những suy nghĩ tự phụ và hành động tự cao ấy.

“Chớ nên tự phụ” vì tự phụ sẽ khiến con người cách xa với cộng đồng và xung quanh. Khi tự cho mình là số một, là riêng, là tài giỏi nhất, người tự phụ thường có xu hướng tách biệt với người khác vì cho rằng người khác không thể cùng nói chuyện với mình. Một cách vô hình, người tự phụ đã đẩy mình ra xa khỏi thế giới xung quanh, tách mình với cộng đồng. Một mặt khác, chính sự không tôn trọng của người tự phụ khiến cho cộng đồng cũng cảm thấy khó chịu và bị tổn thương.

Khi bàn tay đưa ra đã bị từ chối, đó sẽ là một sự tổn thương. Cộng đồng sẽ không chấp nhận những con người không chịu hòa nhập như thế. Nhưng “Một người đâu phải nhân gian”, chúng ta liệu có thể sống một mình? Có những việc cần mọi người cùng góp sức. Có những lúc cần có một bờ vai bên cạnh khi gục ngã. Lúc ấy, những con người tự phụ sẽ làm thế nào? Họ chỉ có sự đơn độc và cô đơn. Những người thành công và hạnh phúc, họ luôn biết gắn kết với cộng đồng và chẳng bao giờ tự phụ cả.

Một quốc gia muốn giàu mạnh và thịnh vượng thì “Chớ nên tự phụ”. Cần nhìn nhận đúng tiềm lực của đất nước, thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của dân tộc mình, để khắc phục cũng như phát huy. Chỉ có như thế, đất nước mới có thể phát triển một cách vững bền.

Soi chiếu vào lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, biết bao cường quốc hùng mạnh có mưu đồ xâm chiếm nước ta. Cũng bởi sự tự phụ của một đất nước lớn mạnh mà bao âm mưu đã thất bại trước sự nỗ lực không ngừng của dân tộc nhỏ bé mà kiên cường.

Như vậy, làm người “Chớ nên tự phụ”, để có thể học hỏi và hòa nhập và phát triển. Nhưng không tự phụ cũng đừng quá tự tin. Nhận thức đúng bản thân để biết mình đang ở đâu, biết mình muốn gì để có thể tự tin tỏa sáng và khiêm nhường tiếp thu. Như thế có thể là bông hoa tỏa rực dưới ánh mặt trời. Những bài học từ ngàn năm gửi lại qua những con chữ, chưa và không bao giờ là cũ cả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Minh Dũng
16/04/2023 08:00:03
+4đ tặng

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người luôn cần phải có sự tự tin để thử sức trong rất nhiều các lĩnh vực, vượt qua khó khăn mới có thể vươn tay tới thành công. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều người thiếu tính tự tin trong cuộc sống, họ trở nên khép kín, lo sợ về khả năng của mình và đôi khi lại trở nên tự phụ khi đánh giá sai về năng lực thật sự của mình.

Vậy tự ti là gì? Tự ti là những người luôn có tâm thế, suy nghĩ rằng mình thua kém người khác về mọi mặt. Họ trở nên khép kín, thu mình và không dám thể hiện bản thân. Suy nghĩ tự ti làm cho họ không trở nên quyết đoán, cũng không dám thử sức ở các lĩnh vực, cơ hội mới vì tâm lý sợ thất bại.

Bản thân mỗi người nếu không có thời gian tôi luyện, rèn giũa thì không thể nhanh chóng trở nên tài giỏi. Nếu bạn không dám lăn xả, tích cực thử sức, học tập những điều mới, môi trường mới thì cơ hội để bạn trở thành người thành công càng trở nên bé lại. Thế nhưng, tự ti như một tấm lá chắn làm cho ý chí của bạn bị thui chột, không dám đảm đương những vị trí quan trọng. Điều này làm họ mãi mãi quẩn quanh trong chiếc hộp an toàn của mình mà thiếu đi những bước đi đột phá. Những cơ hội và điều kiện để học tập và phát triển sẽ bị bỏ qua, thay thế bằng thời gian chỉ suốt ngày lo nghĩ: Tôi không có khả năng, tôi rất kém, tôi không học được. Ngay khi học một ngôn ngữ mới, nếu bạn tự ti, lo sợ mình nói sai, nói kém thì chẳng bao giờ bạn có thể học thật tốt, nói thật hay được. Sẵn sàng lắng nghe góp ý, sẵn sàng luyện tập, bỏ qua mặc cảm xấu hổ thì bạn mới có thể tiến bộ được.

Trái ngược với tự ti là tự tin. Thế nhưng, nếu sự tự tin không đúng chừng mực thì lại biến bạn thành một con người tự phụ. Họ luôn đề cao tầm quan trọng và sự tồn tại của bản thân trong một nhóm, hay một cộng đồng xã hội. Những ý kiến chủ quan, suy nghĩ của họ luôn bị áp đặt là đúng, là không bao giờ sai. Nhiều người được xem là mắc bệnh ngôi sao khi mọi hành động, việc làm đều chỉ xoay quanh cuộc sống, lời nói của họ. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến căn bệnh tự phụ. Do được nhiều người xu nịnh, thích sống bằng những lời mật ngọt, nịnh hót. Đặc biệt, yếu tố xã hội cũng là một phần khiến con người trở nên tự phụ, khi họ bị sống trong những danh vọng ảo, bằng cấp giả, làm họ suy nghĩ rằng họ thực sự tài giỏi, được mọi người tôn sùng. Hiện tượng này dễ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng trong cuộc sống và các mối quan hệ của họ. Bạn bè xa lánh, đồng nghiệp không muốn hợp tác vì cái tôi của họ quá lớn. Quan trọng nhất là họ không có tâm lý muốn nhận thất bại. Trong khi thất bại là mẹ thành công, thì đối với họ chỉ cần thất bại một chút hay nhận một lời chê bai sẽ khiến cho họ bị dằn vặt, khó chịu, dễ gây ra những hành động mất kiểm soát.

Mỗi người cần phải tích cực rèn luyện những phẩm chất tốt và bài trừ những tệ nạn, đức tính xấu. Tự ti và tự phụ đều là hai trong số rất nhiều tình cách cần được loại bỏ, bởi nó sẽ như những tảng đá to ghìm giữ sự phát triển của mỗi người trong cuộc sống.

1
0
Ngô Xuân Toàn
16/04/2023 08:44:05
+3đ tặng

Tự phụ, hay còn gọi là kiêu ngạo hay kiêu căng, là một tính cách tiêu cực trong xã hội. Tự phụ là sự tự cao, tự cho mình là vượt trội hơn người khác, và thường đi kèm với sự khinh thường, xem thường, hoặc thiếu tôn trọng đối với người khác. Tác hại của tự phụ là rất đáng lo ngại và có thể ảnh hưởng xấu đến cả bản thân và cộng đồng xã hội.

Trước tiên, tự phụ tạo ra khoảng cách giữa cá nhân và cộng đồng xung quanh. Những người tự phụ thường cho rằng mình vượt trội hơn người khác và có xu hướng đặt mình lên trên người khác. Điều này có thể dẫn đến sự xa cách, cảm giác cô độc, và không thể hòa nhập vào xã hội. Ngược lại, sự đoàn kết và sự tôn trọng giữa các cá nhân là cơ sở của một xã hội hòa bình, đoàn kết và phát triển.

Thứ hai, tự phụ gây ra mâu thuẫn và xung đột trong mối quan hệ với người khác. Người tự phụ thường có thái độ kiêu ngạo, khinh thường, và không tôn trọng ý kiến hay đóng góp của người khác. Điều này có thể gây ra mâu thuẫn, xung đột, và làm suy yếu mối quan hệ xã hội, bao gồm cả quan hệ cá nhân, gia đình, bạn bè, và nơi làm việc.

Thứ ba, tự phụ có thể dẫn đến sự kiêu căng và thiếu sự phát triển cá nhân. Người tự phụ thường không cần phải tiếp nhận hay thừa nhận những điểm yếu, lỗi lầm, hoặc hạn chế của bản thân, và do đó không đề cao sự học hỏi, cải thiện bản thân, và phát triển kỹ năng. Sự kiêu căng và tự mãn cản trở sự phát triển cá nhân, làm cho người tự phụ khó có thể đạt được tiềm năng tối đa của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×