Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chăm sóc.
Sau khi thả cá giống phải đặc biệt chú ý đến việc cung cấp thức ăn cho cá bằng cách:
* Bón phân hữu cơ: Như phân lợn, gà trâu, bò, phân bắc (Đã được ủ với 5% vôi bột trước đó 15 - 20 ngày) thường 5 – 7 ngày bón 1 lần mỗi lần 8 – 10kg/100m2đáy.
* Bón phân vô cơ:có thể bón kết hợp phân hữu cơ hoặc 7 – 10 ngày bón 1 lần vói lượng 0,3 – 0,5kg đạm+ 0,6 – 1kglân/100m2 đáy. Số lượng phân này hòa tan vào nước té khắp mặt ao. Phân vô cơ có tác dụng hỗ trợ với phân hữu cơ tạo điều kiện phát triển nhanh những sinh vật làm thức ăn cho cá.
* Phân xanh: Cứ 10 – 15 ngày thả 1 lần các loại cây xanh với lượng 20 – 30 kg /100m2, sau 1 tuần cây xanh thối rữa thì rũ xác vớt lên bờ. Phân xanh có tác dụng làm tăng chất ding dưỡng trong nước
* Cho ăn thức ăn tinh: Có thể cho một số loại thức ăn như cám gạo, ngô, bã đậu, bã rượu, khô dầu bột cá nhạt, ột đầu tôm, thức ăn công nghiệp, phụ phẩm, lò mổ…
Đối với cá truyền thống: Mỗi ngày cho ăn 1 lần với lượng 3 – 5% trọng lượng cá trong ao.
Đối với cá giống mới lượng thức ăn bình quân suốt chu kỳ nuôi mỗi ngày từ 5- 7% trọng lượng cá trong ao, cho ăn vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.thường sáng 7 – 8 giờ chiều 16 – 17 giờ.
Tùy theo từng loại thức ăn mà cho ăn trôi nổi hoặc nắm thành nắm cho vào giàn cố định
*Một số nguồn thức ăn khác
- Phải tìm mọi cách để tận dụng các nguồn thức ăn, phân bón như gieo trồng cây phân xanh trên bờ, kết hợp nuôi cá với nuôi lợn, nuôi vịt tận dụng đất trồng rau, bèo, cây xanh.
Công tác phòng bệnh sử dụng các biện pháp tổng hợp sau đây:
1.Cải tạo môi trường ao nuôi:
- Thiết kế hệ thống ao phải đảm bảo phù hợp với điều kiện phòng bệnh. Nguồn nước sạch, không có nguồn nước thải đổ vào, xa khu công nghiệp đảm bảo diện tích, độ sâu hợp lý và có hệ thống cấp thoát nước…
- Tẩy dọn ao trước khi nuôi động vật thủy sản
2.Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh.
- Tiến hành kiểm dịch động vật thủy sản trước khi nuôi.
- Sát trùng cơ thể động vật thủy sản trước khi thả nuôi bằng các dung dịch sau:
Muối ăn 2% tắm cho cá, tôm thời gian 5 – 10 phút
Trộn kháng sinh VitaminC với thức ăn để tăng khả năng phòng bệnh cho cá
Ngâm thức ăn tươi sống bằng dung dịch Cloruavôi Ca(OCL)2 nồng độ 6gam/m3nước thời gian 20 phút. Thức ăn nên rửa sạch nấu chín. Sát trùng dụng cụ cho ăn bằng Cloruavôi với nồng độ 200gam trong 1
- Khi phát hiện cá bị bệnh cần báo và nhờ tư vấn của các chuyên gia thuỷ sản.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |