Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận về vấn đề bạo lực gia đình

Nghị luận về vấn đề bạo lực gia đình
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
205
1
0
Ng Nhật Linhh
20/04/2023 20:39:06
+5đ tặng

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức cưỡng bức khác nhau như: đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước các mối quan hệ gia đình cũng như xã hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc… Những hành vi bạo lực gia đình đó gây ra những tác động tiêu cực về mặt xã hội, dẫn đến sự bất ổn trong quá trình phát triển của gia đình và xã hội. Dưới góc độ xã hội học, bạo lực gia đình để lại các tác động xã hội sau đây: Áp-phích chống bạo lực gia đình.

Thứ nhất, bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức cũng để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ của nạn nhân mà còn cả các thành viên khác trong gia đình. Những tác động tiêu cực này đã chất thêm gánh nặng lên hệ thống y tế quốc gia. Trong những trường hợp nghiêm trọng (nạn nhân và trẻ em bị thương tích, khủng hoảng, bị truyền bệnh hay làm lây nhiễm HIV, có thai ngoài ý muốn…), gánh nặng với hệ thống y tế quốc gia là rất lớn. Các nghiên cứu thực hiện ở Hoa Kỳ, Ni-ca-ra-goa và Dim-ba-bu-ê đã chỉ ra rằng, tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành gia đình phải cần đến các dịch vụ y tế cao hơn nhiều so với phụ nữ bình thường.

Thứ hai, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế. Một nghiên cứu về bạo lực gia đình trên phạm vi quốc gia thực hiện ở Ca-na-đa cho thấy có 30% số người vợ bị chồng đánh đập phải bỏ việc do chấn thương về thể chất và tinh thần và 50% trong số họ phải nghỉ ốm để điều trị. Một nghiên cứu ở Ấn Độ ước tính, đối với các trường hợp bạo lực gia đình chống lại phụ nữ, nạn nhân phải nghỉ việc trung bình trong 7 ngày. Một nghiên cứu khác thực hiện ở Ni-ca-ra-goa cho thấy, thu nhập của những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình thấp hơn 46% so với thu nhập của những phụ nữ bình thường.

Thứ ba, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ chất gánh nặng lên hệ thống bảo trợ xã hội: Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạn nhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia. Ví dụ, để bảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực trong gia đình, cần thiết phải xây dựng hệ thống các cơ sở tạm lánh cho họ…. Do bạo lực gia đình thường gắn liền với sự tan vỡ gia đình; việc bỏ đi của trẻ em; tình trạng trẻ em thiếu người chăm sóc, nuôi dưỡng; tình trạng trẻ em có thai; nạn nhân bị lây nhiễm HIV và các loại bệnh tình dục, trẻ em mồ côi nên gánh nặng với hệ thống bảo trợ xã hội không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những nơi tạm lánh mà về lâu dài còn bao gồm việc xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng, phục hồi thể chất, tinh thần cho các nạn nhân cũng như các chính sách, cơ chế khác để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh. Tất cả tạo sức ép lên hệ thống bảo trợ xã hội của các quốc gia mà thông thường luôn ở trong tình trạng đã bị quá tải.

Thứ tư, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống giáo dục. Bạo lực gia đình có thể gây ra cho học sinh – những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình – những rối loạn tâm lý và sự sa sút trong học tập. Các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bỏ học vì lý do bạo lực gia đình thường rất cao. Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành sa sút và những rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm, và trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học sinh khác…) gây cho nhà trường những rắc rối không nhỏ. Ở một số nước trên thế giới, các nhà trường phải tuyển dụng thêm những giáo viên hoặc chuyên gia tâm lý để hỗ trợ những học sinh là nạn nhân hoặc phải sống trong môi trường bạo lực gia đình.

Thứ năm, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống các cơ quan tư pháp. Điều này dễ hiểu bởi lẽ pháp luật của hầu hết quốc gia trên thế giới hiện đã xếp các hình thức bạo lực gia đình (ở những phạm vi, mức độ khác nhau) là những hành vi vi phạm pháp luật và vì vậy, mỗi khi các hành vi bạo lực gia đình xảy ra, các cơ quan tư pháp sẽ phải "vào cuộc" để điều tra, truy tố, xét xử. Ở những quốc gia mà các thủ tục pháp lý phức tạp, chẳng hạn như Hoa Kỳ, việc thụ lý, điều tra và xét xử các vụ kiện tụng nói chung, các vụ kiện tụng liên quan đến bạo lực gia đình chống lại phụ nữ nói riêng tiêu tốn rất nhiều thời gian và nguồn nhân, vật lực không chỉ của các cơ quan tư pháp mà của toàn xã hội. Ngoài ra, gánh nặng của hệ thống tư pháp trong vấn đề này còn thể hiện ở việc phải giam giữ, quản lý và cải tạo những kẻ có hành vi bạo lực gia đình (trong những trường hợp nghiêm trọng).

Bạo lực gia đình để lại hậu quả không chỉ cho nạn nhân mà cho các thành viên khác trong gia đình, nhất là trẻ em. Bạo lực gia đình nói chung, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ nói riêng có tác động rất xấu tới sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí tuệ của trẻ em. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm… Bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, kỹ năng sống, sự hòa nhập xã hội, năng lực giải quyết vấn đề…của trẻ em.. Theo UNICEF, hiện có khoảng 275 triệu trẻ em đang sống trong cảnh bạo lực gia đình, phải chịu đựng sự bóc lột về thể chất, tinh thần và cả tình dục của cha mẹ cũng như người giám hộ. Hình thức bạo lực mà trẻ em gái phải gánh chịu cũng rất đa dạng, trong đó bao gồm cả bạo lực tình dục. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 40-60% các vụ xâm hại tình dục diễn ra trong gia đình nhằm vào nạn nhân là các trẻ em gái dưới 15 tuổi. Một nghiên cứu ở Hà Lan gần đây thậm chí cho biết có đến 45% nạn nhân của bạo lực tình dục trong gia đình là trẻ em dưới 18 tuổi, trong số đó trẻ em gái chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với trẻ em trai.

Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra ở 8 tỉnh của Hội Liên Hiệp phụ nữ năm 2008, có 23% số gia đình được hỏi có hành vi bạo hành về thể chất; 30% số gia đình có hành vi bạo lực về tình dục; 25% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm 97%. Bạo lực gia đình tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới gia đình – hạt nhân bền vững của xã hội. Bạo lực gia đình đã làm nhiều gia đình tan nát, ly dị, ly thân…Theo số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, bạo lực gia đình đã làm cho gia đình tan nát chiếm 49,7%. Thống kê của TAND tối cao cũng cho chúng ta thấy hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình: năm 1998 có 55.419 vụ ly hôn, trong đó 28.686 vụ bạo lực, chiếm 52%, năm 1999 có 52.774 vụ ly hôn, trong đó 29.751 vụ bạo lực, chiếm 56%; năm 2000 có 51.361 vụ ly hôn, trong đó 32.164 vụ bạo lực, chiếm 62%; trung bình trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nước có 352.000 vụ ly hôn thì có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình (chiếm 53,1%).

Bạo lực gia đình ở Việt Nam cũng làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Số liệu thống kê của Viện KSND tối cao 2008 cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đúng mức. Nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ đánh); bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%.

Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới xã hội và gia đình. Việc xóa bỏ bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các quốc gia trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Haruka Sakura
20/04/2023 20:53:37
+4đ tặng

Mái ấm gia đình là điểm tựa, là cái nôi nuôi dưỡng và dạy dỗ con người. Nhà luôn là nơi yên bình và cho ta những tình cảm chân thật nhất. Chỉ khi ở nhà ta mới cảm thấy yên bình, bao lo âu mỏi mệt bỗng chốc tan biến. Gia đình luôn là niềm tự hào và đáng trân trọng trong tim mỗi người. Thật vậy, gia đình với con người rất quý giá và đáng trân trọng, nhưng hiện nay ở một số gia đình lại xuất hiện hành vi bạo lực đáng thương tâm. Đây là một trong những vấn nạn mà cả xã hội nhức nhối và cần có biện pháp để khắc phục.

Như chúng ta đã biết bạo lực là hành vi xấu gây tổn thương đến người khác bằng hành động hoặc lời nói. Bạo lực gia đình là ngược đãi, đánh đập, gây áp lực khiến những thành viên khác trong gia đình bị tổn thương về mặt tâm lý và sức khỏe. Không chỉ thế bạo lực gia đình còn được hiểu là sự xúc phạm, ép buộc và cưỡng chế những thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình khiến hạnh phúc tan vỡ, tổn thương về mặt tâm lý, tình cảm khiến cho những đứa trẻ trong gia đình ấy có thể bị ảnh hưởng xu hướng bạo lực từ gia đình.

Bạo lực gia đình là một hành vi cực kỳ xấu, khi nhắc đến bạo lực gia đình người ta thường nghĩ đến việc chồng đánh vợ, cha mẹ đánh con, và thậm chí còn có cả con cái bất hiếu đuổi cha mẹ, ngược đãi những người có công ơn sinh thành với mình. Nguyên nhân bạo lực gia đình thường xuất phát từ người đàn ông trong gia đình. Có thể anh ta vì những thú vui, vì bạn bè rủ rê mà sa vào tệ nạn xã hội, anh ta vướng mắc vào những trò vui thâu đêm, không quan tâm đến gia đình và con cái của mình. Nhưng chưa dừng lại ở đó người cha, người chồng vô tâm ấy còn vác về nhà một đống nợ nần. Người vợ ở nhà ngày đêm làm lụng nuôi con cái ăn học thế nhưng lại còn phải nuôi thêm cả cái miệng rượu, rồi dăm ba ngày lại có kẻ đến nhà dí dao vào cổ đòi nợ. Mặc cho có kiên cường có dũng cảm đến mấy nhưng họ cũng chỉ là những người phụ nữ, những người vợ chân yếu tay mềm, thử hỏi rơi vào cảnh ấy có ai là chịu nổi.

Người ta thường nói hạnh phúc phải được gây dựng từ hai phía, nhưng trong tình huống này thì người chống kia hoàn toàn vô dụng, tuyệt vọng chứ, đau đớn chứ, nhiều lúc muốn từ bỏ chứ thế nhưng thân là người vợ còn phải nghĩ đến cho con cái của mình nữa, còn phải lo cho mẹ già, cái xã hội bây giờ có biết bao nhiêu điều tiếng khiến cuộc đời người phụ nữ thêm khổ nhọc và họ chẳng thể quay mặt làm ngơ. Vậy là người vợ cứ sống nhưng trái tim đã chết, họ chẳng biết đến cái thứ gọi là hạnh phúc gia đình, bất mãn, mệt mỏi khiến họ lên tiếng, họ muốn chồng mình thay đổi, thế nhưng hắn ta đi uống rượu say về rồi không lời lẽ gì mà cứ lôi vợ ra mà đánh, hắn đày đọa vợ chỉ vì không đưa hắn đủ tiền uống rượu, hắn nhạo báng, phỉ nhổ người vợ duy nhất của mình vì ghen tị với vợ nhà hàng xóm. Những kẻ điên thì có bao giờ tự nhận mình là điên, thân là chồng, là đàn ông sức dài vai rộng trong nhà đáng lẽ phải chăm lo và kiếm tiền nuôi gia đình thế nhưng lại sa đọa vào tệ nạn để rồi tự tay hủy hoại đi hạnh phúc gia đình mình.

Nỗi đau ấy đâu chỉ có mình người vợ không khổ kia phải gánh chịu, trong nhà còn có con cái nhỏ tuổi, nhìn thấy cha đánh mẹ thường xuyên chúng sẽ tự nảy sinh suy nghĩ bạo lực là chuyện thường tình và sẽ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, vậy là tương lai của đứa nhỏ cũng đã định sẵn một kết cục giống bố nó. Cuộc sống sau này lại thêm nhiều tiếng thở dài. Rồi trong gia đình cũng có cha mẹ già, những người đứt ruột sinh ra con thì làm gì muốn con mình phạm sai lầm, làm gì có ai vô tâm để con mình tự tay hủy đi hạnh phúc đời nó. Vậy là họ lên tiếng, thế nhưng kẻ say, kẻ máu lạnh thì đau có thương tha cho một ai vậy là chúng vùng lên như những con thú nhằm áp đảo đối phương, chúng không để ai lên tiếng, chúng gào thét như những con thú dại rồi nhiều đứa con hỗn láo đánh đập cả cha mẹ mình.

Bạo lực gia đình là cơn ác mộng của mọi gia đình và quốc gia, vậy nên để hạn chế bạo lực gia đình thì cần có sự phối hợp của cả hai phía, từ gia đình và từ cả xã hội. Nhà nước cần đưa ra những luật lệ nhằm trừng phạt thích đáng cho những kẻ bạo lực gia đình, xã hội cần lên án mạnh mẽ những con người có hành vi bạo lực gia đình và đứng lên bảo vệ người bị hại. Từ phía gia đình thì các thành viên trong gia đình phải thương yêu và đùm bọc nhau mà điểm mấu chốt là ở người chồng, họ cần phải có thái độ tích cực với hạnh phúc gia đình, chăm lo và quan tâm, yêu thương mái ấm của mình.

Nhắc đến bạo lực gia đình chúng ta thường nghĩ đến chồng đánh vợ, con đánh cha mẹ thế nhưng dạo gần đây nổi cộm lên vấn nạn vợ giết chồng. Cuộc sống ngày nay dường như đã bị đảo điên một cách nghiêm trọng, mới hồi nào chúng ta còn đau đớn đầy thương xót cho thân phận người phụ nữ xưa bị chà đạp không có tiếng nói thì bây giờ chị em phụ nữ đã vùng dậy và " đánh trả" một cách mạnh mẽ. Vậy là khi người phụ nữ lấy lại được tiếng nói của mình thì một số người lại giở thói vũ phu, theo chân đáng nam nhi tự chà đạp hạnh phúc của gia đình mình. Chúng ta đều là con người và không có chuyện ai phải nghe theo ai, hạnh phúc trên đời đâu thể mua được bằng tiền, hạnh phúc cũng chẳng thể cưỡng ép hay dùng hành động cưỡng chế vậy nên dù là nam hay nữ, dù đúng hay sai thì vẫn hay tôn trọng và thông cảm cho nhau, rồi mọi chuyện sẽ qua đi và đừng để vài phút bốc đồng mà làm tổn thương đến người mà mình yêu thương và gắn bó hết đời.

Bạo lực gia đình là một hành vi vô cùng vô cùng xấu xa, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới chọn cánh dùng đến vũ lực để giải quyết vấn đề. Chúng ta đề là con người cơ mà, chúng ta đều có suy nghĩ và có thể tự hiểu được, thậm chí chúng ta còn là gia đình máu mủ, chúng ta đều yêu thương và giúp đỡ nhau vậy nên đừng vì vài phút nóng giận mà gây ra những vụ bạo lực không đáng có. Là con người thì phải biết lắng nghe và quan sát, chỉ có như thế thì hạnh phúc mới dài lâu, cuộc sống hôn nhân mới êm ấm

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×