Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những nét mới của phong trào yêu nước thế kỷ 20

Trình bày những nét mới của phong trào yêu nước thế kỷ 20
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
131
1
0
Ng Nhật Linhh
23/04/2023 20:45:26
+5đ tặng

* Những điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.

- Mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thể kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- Tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.

- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Hình thức đấu tranh: phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách, kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị vũ trang bạo động.

- Quy mô: phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một số địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang(Bắc Kì và Trung Kì). Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên diện rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
lê pham quang thanh
23/04/2023 20:46:08
+4đ tặng

 Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất, kiên cường vì độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh cả dân tộc đã trở thành thuộc địa. Đay cũng là phong trào có tính cách mạng một cách rõ rệt.

- Phong trào đa đề xướng chủ trương cứu nước mới, thoát ra khỏi phạm trù và cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn giải phóng dân tộc với cải biến về xã hội, hòa nhập vào trào lưu tiến hóa của nhân loại.

- Phong trào đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, làm thức tỉnh dân tộc, dấy lên ý thức tự lực, tự cường, với nhiều hình thức hoạt động và cách biểu hiện vô cùng phong phú.

- Phong trào đã đạt được những bước tiến rõ rệt về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, cách thức đấu tranh vói một quy mô rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, đặt cơ sở bước đầu cho việc tập hợp giai cấp, đoàn kết các dân tộc có cùng cảnh ngộ chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức và cường quyền.

- Phong trào đã có đóng góp xuất sắc về mặt văn hóa, tạo ra bước ngoặt về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách giáo dục ở Việt Nam.

1
0
Angel of Study
23/04/2023 20:46:39
+3đ tặng
Phong trào yêu nước là một phong trào nhằm khuyến khích tinh thần yêu nước, độc lập và tự do của dân tộc trong quá trình đấu tranh giành độc lập và chủ quyền của quốc gia. Thế kỷ 20 là một thời kỳ đầy biến động của lịch sử thế giới, đặc biệt là sau khi các nước châu Á và châu Phi giành được độc lập và trở thành các quốc gia độc lập vào giữa thế kỷ.

Các nét mới của phong trào yêu nước thế kỷ 20 bao gồm:

1. Chủ nghĩa dân tộc: Phong trào yêu nước trong thế kỷ 20 tập trung vào chủ nghĩa dân tộc, với mục tiêu độc lập, tự do và chủ quyền của dân tộc. Những chỉ trích và phản đối chủ nghĩa đế quốc và thực dân, được coi là những kẻ thù của dân tộc, đã trở thành một phần quan trọng của phong trào yêu nước.

2. Ảnh hưởng của các cuộc cách mạng xã hội: Các cuộc cách mạng xã hội như Cách mạng Nga và Cách mạng Trung Quốc đã ảnh hưởng đến phong trào yêu nước trên toàn cầu. Chúng đã cung cấp những ý tưởng mới về chủ nghĩa cộng sản và nền tảng cho các phong trào giành độc lập của các quốc gia châu Á và châu Phi.

3. Ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh: Thế kỷ 20 là thời kỳ của các cuộc chiến tranh lớn, đặc biệt là Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Lạnh. Những cuộc chiến tranh này đã thúc đẩy phong trào yêu nước trên toàn cầu và tạo ra những động lực mới cho các phong trào đấu tranh giành độc lập.

4. Sự phát triển của xã hội dân sự và công dân: Sự phát triển của xã hội dân sự và công dân đã tạo ra những cơ hội mới cho các phong trào yêu nước. Từ việc đòi hỏi quyền bầu cử công bằng cho tới việc phản đối các chính sách kinh tế và chính trị bất công, các phong trào yêu nước đã trở thành một phần quan trọng của các phong trào xã hội.

5. Sự phát triển của truyền thông đại chúng: Truyền thông đại chúng đã trở thành một công cụ quan trọng để lan truyền các thông điệp của phong trào yêu nước. Các tờ báo, truyền hình và phương tiện truyền thông khác đã giúp các phong trào yêu nước truyền tải thông điệp của mình đến với mọi người trên toàn thế giới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×