Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Truyện kể về tấm gương có cách dạy con hay

2.truyện.kể.về.tấm.gương.có.cách.dạy.con.hay
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
174
0
1
Ác Quỷ
01/05/2023 19:25:58
+5đ tặng

1
Chúng ta đều biết rằng, không ai yêu thương lo lắng cho con bằng cha mẹ, không ai cả một đời lam lũ vì con bằng cha mẹ. Tình yêu thương chỉ có thể sánh với núi sông trường cửu mà thôi. Đã có biết bao câu chuyện, bài ca ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. Tiêu biểu cho tình yêu thương, chăm sóc mong con khôn lớn thành người là người mẹ hiền của thầy Mạnh Tử trong câu chuyện Mẹ hiền dạy con.

Mẹ hiền – hai tiếng gọi thiêng liêng, cao quý của những đứa con dành cho cha mẹ. Sao có thể quên được mẹ chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Người mẹ nào chẳng ước ao con thành người có ích cho gia đình và xã hội. Bởi vậy người mẹ không chỉ có chăm chút chắt chiu nuôi nấng mà luôn san sẻ, thậm chí hy sinh vì con cái.

Miếng nạc thì để dành chồng. Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng con ăn. Mẹ cho ta sự sống, cho ta một thân xác khoẻ mạnh và hơn thế mẹ cho ta một tâm hồn, một nhân cách và những tri thức về lễ giáo giúp con đứng vững trên cuộc đời này. Do vậy việc dạy con cực kì quan trọng, hơn thế phải lựa chọn cách dạy con cho phù hợp. Bà mẹ thầy Mạnh Tử quan tâm trước hết trong, việc dạy con là vấn đề môi trường sống của đứa trẻ. Bà hiểu rằng trẻ con như tờ giấy trắng nó sẽ bị bôi đen nếu như môi trường xung quanh thiếu lành mạnh. Phải tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp để đứa trẻ có thể tiếp thu những mặt tích cực, những yếu tố lành mạnh của môi trường sống đó mà tự phát triển và trưởng thành.

Trẻ em trình độ nhận thức còn thấp chúng chưa thể phân biệt tốt xấu, trắng đen và do vậy chúng có thể bắt chước, làm theo tất cả những gì người lớn làm, nếu ở môi trường sống không tốt thì sẽ bị ảnh hưởng ngay những điều không tốt đó, như khi ở gần nghĩa địa, thầy Mạnh Tử đã bắt chước người ta đào, chôn, lăn khóc; đến lúc dọn nhà ra gần chợ thì lại bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo. Cuộc sống chợ búa buôn bán làm cho đứa trẻ bị ô nhiễm, và mất đi những ý thức tuổi thơ, thay vào đó là sự đấu đá, bon chen thậm chí còn tồi tệ hơn thế kia. Bà mẹ thấy Mạnh Tử ý thức rõ ràng không thể cho con sống trong môi trường này được, bà dọn nhà đến bên cạnh trường học.

Đến đây bà mới yên tâm Chỗ này là chỗ con ta ở được đây, đến ở cạnh trường học, một môi trường sư phạm dạy chữ, dạy người. Thầy Mạnh Tử đã bắt nhập và ảnh hưởng ngay cách Học tập lễ phép, cắp sách vở. Đúng là sự bắt chước học đòi của trẻ nhỏ khá nhanh nhạy, chúng có thể thích ứng ngay với môi trường sống. Môi trường sô'ng lành mạnh, tốt đẹp thì nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách. Được giao du, được sống bên cạnh những con người tốt trẻ nhỏ sẽ học tập được cách sống tốt. Và ngược lại nếu giao du với kẻ sấu, sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ nhỏ thậm trí làm cho chúng phát triển lệch hướng trong nhận thức. Do vậy sự lựa chọn môt trường sống cho con, dạy con ra sao cũng là những công việc mà các bậc cha mẹ phải cần chú ý và thận trọng. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đã lựa chọn môi trường sống cho con là cạnh trường học. Trong môi trường này thầy Mạnh Tử đã học tập được bao điểm tốt. Cách cư xử trong giao tiếp quan hệ thầy trò, quan hệ bạn bè, đồng môn, anh em…

Tuy nhiên thầy Mạnh Tử không chỉ được sống trong môi trường mà người mẹ hiền thân yêu tạo lập, mà còn được bà dạy bảo ân cần. Bà nhận thấy cần phải làm gương cho con trong mọi công việc từ ăn nói, cử chỉ, hành động. Khi biết mình lỡ mồm bà mẹ đã kịp thời chữa lại ngay. Không phải bà đính chính lại câu nói đùa của mình mà đi mua thịt lợn về cho con ăn thật. Bà muốn chứng tỏ với con câu nói của bà là đúng vì Con ta thơ ấu, tri thức mới mỡ màng mà ta nói dối nó chẳng ra ta dạy nó nói dối hay sao?. Cách dạy con của bà thật khéo léo, bởi nếu để trẻ em nói dối từ lúc nhỏ thì thật nguy hiểm vô cùng. Hành động này của bà nhằm khẳng định một điểm rằng trẻ em có thể tiếp thu tất cả những gì mà nó thấy qua biểu hiện của người lớn. Và dĩ nhiên các cụ đã nói Giỏ nhà ai, quai nhà nấy câu nói không đơn thuần là dòng giống, thế hệ mà nó còn mang nặng tư tưởng nhân cách từ gia đình và cha mẹ. Cho nên không thể cho tâm hồn trẻ thơ một chút vẩn đục nào.

Đôi lập với cách dạy khéo léo là cách dạy kiên quyết. Phải nói rằng cách dạy này của bà đã gây ấn tượng mạnh và có tác dụng tích cực đối với thầy Mạnh Tử. Bởi không chỉ tỏ thái độ kiên quyết phủ định việc bỏ học di chơi bằng hành động cắt đứt tấm vải đang dệt mà nó còn vang lên trong câu nói Con đang đi học mà bỏ học, thì củng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt dứt đi vậy. Bà mẹ phải đau đớn lắm mới nói như thế, và cũng kiên quyết lắm mới cắt đứt tấm vải như thế. Bà thật kiên quyết, đi học mà bỏ học đi chơi là hư, là thiếu ý thức, không cần cù siêng năng và như vậy tất dẫn đến hư hỏng. Hiện nay không ít những hiện tượng học trò bỏ giờ, trốn học hư hỏng mà cha mẹ không hay biết. Nếu như bà mẹ thầy Mạnh Tử không kiên quyết làm như vậy thì làm sao Mạnh Tử nhận ra lỗi lẳm của mình. Bà yêu thương con nhưng không nuông chiều con quá mức.

Bài học cắt đứt tấm vải đang dệt mà thầy Mạnh Tử được chứng kiến như thức tỉnh trong mình. Đau xót lắm bà mới làm như vậy. Tình yêu thương của bà mẹ dành cho Mạnh Tử vô bờ bến và đúng như dân gian đã nói Dạy con từ thuở còn thơ, Yêu thì cho roi cho vọt. Muốn cho con nên người, phải mẫu mực, nghiêm khắc đồng thời chọn cách dạy phù hợp mới đạt được kết quả cao. Mẹ thương con chưa đủ mà phải biết dạy con. Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương và cách dạy con.

Trên thực tế hiện nay cũng không thiếu những tấm gương sáng về sự giáo dục con cái thành người, nhưng bên cạnh đó còn khá phố biến tình trạng nuông chiều con cái quá mức, để rồi các “Cậu ấm”, “Quý tử”, “Công chúa” kia mắc vào con đường tội lỗi từ khi nào mà gia đình không biết.

Câu chuyện tuy đơn giản nhưng có giá trị sâu sắc, nhắc nhở mọi người chúng ta trong việc dạy con cần phải thận trọng. Muốn chúng nên người trước hết phải lựa chọn môi trường sống thích hợp, cùng với lòng yêu thương, đức độ và đặc biệt phải mẫu mực về nhân cách cho các con noi theo. Có được như vậy các bậc cha, mẹ cần phải hiểu con cái cần gì, cho chúng học cái gì và dạy chúng ra sao?. Trong xã hội hiện đại với nền kinh tế thị trường hiện nay, làm được điều này không phải là dễ. Đây là vấn đề toàn cầu được xã hội quan tâm bởi Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.

Xuất phát từ câu nói ấy, câu chuyện Mẹ hiền dạy con lại càng có triết lý sâu sắc. Nó nhắc nhở chúng ta trong việc giáo dục con cái nói riêng và trẻ em nói chung. Xã hội tương lai sẽ ra sao, tốt hay xấu chính là nhờ vào thế hệ trẻ hôm nay. Câu chuyện không còn là vấn đề gia đình mà nó là vấn đề xã hội, vấn đề nhân loại trong việc giáo dục nhân cách con người.
2
 

Ông ta vẫn có câu rằng: “Dạy con từ thuở còn thơ”, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của thời điểm dạy dỗ con cái, cũng như vai trò của bậc cha mẹ trong việc giáo dục. Trong truyện ngắn Mẹ hiền dạy con bằng những mẩu chuyện nho nhỏ giữa hai mẹ con thầy Mạnh Tử, chúng ta nhận ra được nhiều điều về cung cách nuôi dạy con cái, cách suy nghĩ thấu đáo của người mẹ. Chính nhờ cách nuôi dạy tuyệt vời ấy đã là bước đệm khiến cho Mạnh Tử trở thành bậc hiền triết được người đời kính trọng mãi về sau này, thì công của người mẹ quả thực đóng vai trò vô cùng to lớn.

Sự kiện đầu tiên, ấy là nhà thầy Mạnh Tử vốn ở gần nghĩa địa, suốt ngày thấy cảnh tang thương, kêu khóc, đắp mồ, chôn mả, thì ông bắt chước làm theo. Người mẹ nhận thấy rằng đó chẳng phải chốn có thể sinh sống lâu dài, bởi những cảnh ấy chỉ khiến con mình thêm u sầu, làm những việc dại dột, học hành thì chẳng tới đâu, mai này sẽ khó nên người. Mẹ Mạnh Tử quyết định dời đến nơi mới để con tránh xa chỗ u uất, chết chóc, làm hại tâm hồn con. Nhưng lần chuyển nhà này cũng không mang đến kết quả như ý muốn, nơi hai mẹ con chuyển đến là chỗ chợ đông người, hỗn tạp, ngày ngày thấy tiếng buôn bán ỏm tỏi. Sống trong môi trường đầy thị phi, phức tạp ấy, Mạnh Tử bắt chước nô nghịch đảo điên, chẳng quan tâm đến sách vở.

Tuy mới chuyển nhà không lâu, nhưng thấy cớ sự vậy bà mẹ cũng chẳng dám để con ở gần chợ lâu, bởi chỗ ồn ào, náo nhiệt chẳng thích hợp với một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, chỉ tổ dạy hư con cái mình mà thôi. Lần này bà quyết tâm chuyển nhà đến gần trường học, may thay thấy bạn bè chăm chỉ cắp sách đi học Mạnh Tử cũng bắt chước chăm chỉ học hành. Người mẹ thấy vậy mới yên tâm nghĩ thầm trong bụng “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”. Từ 2 lần chuyển nơi ở của bà mẹ, ta nhận ra một điều rằng, môi trường sinh sống rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, bởi chúng là lứa tuổi hiếu động, lại tò mò, thích bắt chước, nếu chọn những nơi ở không phù hợp sẽ dễ nhiễm thói xấu mà đổ đốn. Việc mất công chuyển nhà của người mẹ, cũng là tấm lòng yêu thương con hết mực, một lòng lo nghĩ cho tương lai của con mình, cũng thể hiện được sự thông minh sáng suốt trong quá trình nuôi dạy con cái của người mẹ.

Sự kiện tiếp theo ấy là việc Mạnh Tử hỏi nhà hàng xóm giết lợn làm gì, vô tình bà mẹ hứng trí lỡ đùa rằng là giết cho Mạnh Tử ăn, nhưng với đầu óc nhanh nhạy, người mẹ lập tức thấy mình đã sai lầm, bởi đã dối gạt con, dù không cố ý. Thế nên để giải quyết cớ sự bà đã mua thịt lợn về thật. Sự kiện này khiến chúng ta nhận ra một điều rằng, thân làm cha mẹ, là người lớn thì phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo, chớ bạ đâu nói đấy, không cẩn trọng dễ khiến trẻ nhỏ bắt chước thói xấu. Bởi trong tiềm thức đứa trẻ người lớn đã làm thì ắt là đúng, chúng không hề có sự chọn lọc nào ở đây cả. Đặc biệt với vấn đề nói dối, người lớn phải thành thực với con trẻ, đã hứa thì phải làm, chớ nuốt lời, bằng không chúng sẽ bắt chước dẫn tới hình thành nhân cách xấu. Cách xử lí của người mẹ trong trường hợp này quả thật rất thông minh và nhanh nhạy, biến lời nói dối thành sự thực luôn là cách giải quyết chu toàn nhất.

Sự kiện cuối, ấy là có lần Mạnh Tử bỏ học về nhà rong chơi, bà mẹ thấy thế thì không tức giận mà chỉ dùng kéo cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, nói rằng: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đi vậy”. Không mắng nhiếc không nổi giận, nhưng hành động dứt khoát cùng một ví dụ so sánh chân thực đến vậy sẽ dễ dàng khắc sâu vào tâm trí của một đứa trẻ. Điều đó không những nhẹ nhàng để chúng hiểu ra mà cũng khiến chúng phải nể sợ, đối với con trẻ không phải cứ roi vọt mà thành người, quan trọng là phương thức dạy bảo như thế nào. Dùng hành động thực tiễn làm ví dụ chính là thứ khiến chúng nhớ lâu và thấm thía hơn so với việc đánh mắng nhiều lần. Sự kiên quyết và dứt khoát của người mẹ cũng là một bài học đối với các bậc phụ huynh, con cái dạy dỗ nhẹ nhàng nhưng cũng không thể nuông chiều thái quá, sai phải uốn nắn, bởi nếu cứ chiều theo chúng thì chúng sẽ có nguy cơ tái phạm lần tiếp theo, chi bằng cắt đứt cái ý nghĩ ấy ngay từ đầu là tốt hơn cả.

Truyện ngắn Mẹ hiền dạy con tuy chỉ quanh quẩn vài ba sự kiện chính, rất ngắn gọn nhưng lại khiến chúng ta ngộ ra nhiều điều từ cung cách dạy con của người xưa. Đó là một tấm gương sáng về tình yêu thương con, mong muốn mọi sự tốt đẹp cho đứa con của người mẹ. Nhìn vào cách xử lí rất thông minh và sáng suốt của người mẹ ta mới thấm thía câu nói “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”, bởi Mạnh Tử sau thật sự đã trở thành một bậc hiền tài làm rạng danh tổ tiên.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
ngọc
01/05/2023 20:01:29
+4đ tặng

Trong chúng ta, hẳn ai cũng đã từng một lần được nghe về câu chuyện vượt khó học giỏi của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Thầy là một người có hoàn cảnh bất hạnh khi hai tay của thầy đều bị liệt, không thể cử động nhưng thầy lại có một tinh thần hiếu học mạnh mẽ. Chính nghị lực hơn người và sự nỗ lực không ngừng đã đưa thầy Nguyễn Ngọc Kí chạm đến đích của thành công.

Câu chuyện về cậu bé ham học Nguyễn Ngọc Kí: Nguyễn Ngọc Kí là một cậu bé tật nguyền liệt cả hai tay, vì vậy nên cậu không thể đi học như những bạn bè cùng trang lứa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Kí lại có một tinh thần ham học mạnh mẽ, một ngày cậu đến lớp học để nghe cô giáo giảng bài.

Cô giáo thấy có một cậu bé thập thò ngoài cửa thì đã ra và hỏi chuyện, Nguyễn Ngọc Kí đã nói với cô giáo về nguyện vọng của mình, cô giáo rất cảm động vì tinh thần hiếu học của cậu bé, nhưng khi cô chạm vào hai cánh tay của Kí thì thấy hai tay buông thong. Dù rất buồn nhưng cô đành phải nói lời xin lỗi với cậu bé, vì với đôi tay như vậy thì cậu bé không thể cầm bút mà học tập như những bạn bè cùng trang lứa.

Nguyễn Ngọc Kí đã rất buồn nhưng thay vì chán nản thì cậu bé đã ngày ngày rèn luyện viết chữ bằng chính đôi chân của mình. Vì nhà nghèo không có giấy bút nên Nguyễn Ngọc Kí thường kẹp những viên gạch nhỏ và vẽ những nét ngoằn ngoèo lên nền nhà.

Trong một lần đến thăm Kí, cô giáo đã bắt gặp cảnh Kí đang tập viết nên vô cùng xúc động, cô giáo đã mua tặng Kí chiếc bút và cuốn vở. Có được cuốn vở mới, Kí hăng say tập viết, ban đầu chỉ là những nét nguệch ngoạc không rõ hình thù nhưng vì chăm chỉ tập luyện mà Nguyễn Ngọc Kí không những viết được chữ mà còn viết vô cùng đẹp.

Sự nỗ lực vươn lên không ngừng đã đưa Nguyễn Ngọc Kí từ một cậu bé tật nguyền thành một thầy giáo mẫu mực,một tấm gương vượt khó cho hàng triệu con người học tập và noi theo.

Tô Lục Hạ
??? cách.dạy.con.hay.mà

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×