Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng,bảo vệ tài sản của Nhà nước, của công dân? Cho ví dụ?

Thế nào là quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng,bảo vệ tài sản của Nhà nước, của công dân? Cho ví dụ?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
68
1
1
Tiến Dũng
03/05/2023 22:35:15
+5đ tặng

Theo Điều 105, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Trong đó, bất động sản (quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015) bao gồm:

- Đất đai;

- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

 

Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. 

Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm:

- Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản.

- Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.

- Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, đề lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ, ...

Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế.

Tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân: Tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất; Thu nhập hợp pháp; Góp vốn kinh doanh.

Cách thức để bảo vệ tài sản: Đăng ký quyền sở hữu; Quy định hình thức, biện pháp xử lý; Quy định trách nhiệm của công dân.

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng đưa ra các văn bản pháp luật có quy định về vấn đề quyền sở hữu tài sản này, cụ thể:

Căn cứ vào Điều 32thì mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

Theo Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Trong đó:

- Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Còn theo Điều 159 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:

- Quyền đối với bất động sản liền kề;

- Quyền hưởng dụng;

- Quyền bề mặt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phúc Hồng Ngọc Mai
03/05/2023 22:43:13
+4đ tặng
- Quyền sở hữu tài sản là quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.
- Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản của Nhà nước:

+) Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
+) Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng 
+) Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí
- Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của công dân:
+) Tôn trọng quyền sở hữu của người khác
+) Không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước
+) Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo quy định của pháp luật
+) Khi vay, nợ phải trả đủ, đúng hẹn
+) Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu
+) Nếu làm hỏng, phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với gía trị của tài sản
+) Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×