Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
Sxq = (a + b) × 2 × h
- Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.
Stp = Sxq + Sđáy × 2 = (a + b) x 2 x h + 2 x a x b
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.
Sxq = S1mặt x 4 = (a x a) x 4
- Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
Stp = S1mặt x 6 = (a x a) x 6
Công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chiều cao của hình lăng trụ nhân với chu vi đáy.
Công thức tính diện tích hình lăng trụ đứng toàn phần bằng tổng của diện tích hai đáy và diện tích xung quanh.
Công thức tính diện tích tam giác thường
S = (a x h)/2
CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH TỨ GIÁC
Theo định nghĩa này chúng ta sẽ có nhiều loại tứ giác khác nhau như tứ giác lồi và tứ giác lõm, tứ giác đều, tứ giác không đều.... Tứ giác lồi gồm các hình như: hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình thang, hình bình hành, tứ giác bất kỳ .... Cách tính diện tích tứ giác cụ thể cho các trường hợp như sau:
+ Hình vuông: Là tứ giác lồi có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông.
S = a x a = a2
S: Diện tích hình vuông
a: Độ dài cạnh
+ Hình chữ nhật: Là tứ giác lồi có 2 cặp cạnh đối diện bằng nhau và 4 góc vuông.
S = a x b
S: Diện tích hình chữ nhật
a: Chiều dài
b: Chiều rộng
+ Hình bình hành: Là tứ giác lồi có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
S = a x h
S: Diện tích hình bình hành
a: Cạnh đáy hình thoi
h: Đường cao hình thoi
+ Hình thoi: Là hình bình hành có 4 cạnh bằng nhau.
S = 1⁄2 (d1 x d2)
S: Diện tích hình thoi
d1, d2: Độ dài 2 đường chéo
Ngoài ra bạn có thể tính diện tích hình thoi theo cách tính diện tích hình bình hành.
+ Hình thang: Là tứ giác lồi có 1 cặp cạnh song song.
S = 1⁄2 (a+b) x h
S: Diện tích hình thang
a,b: Độ dài 2 cạnh song song
h: Chiều cao
+ Tứ giác bất kỳ (tứ giác không đều):
Để tính diện tích tứ giác bất kỳ không thuộc 1 trong cách hình trên, bạn cần tìm độ dài của 4 canh (giả sử a, b, c, d, trong đó a và c, b và d là các cạnh đối diện nhau). Sau đó đi tính 2 góc đối diện. Giả sử trong trường hợp này ta biết góc giữa 2 cạnh a,b (góc A) và góc giữa 2 cạnh c, d (Góc B) thì công thức tính diện tích tứ giác sẽ là:
S = 1⁄2 (a x d) x SinA + 1⁄2 (b x c) x SinC
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |