Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giới thiệu tác giả Trần Quốc Tuấn và nêu hoàn cảnh ra đời của bài Hịch?

1. Giới thiệu tgia Trần Quốc Tuấn và nêu hoàn cảnh ra đời của bài Hịch ?
2 .Mở đầu bài hịch tg nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ nào ? Tác dụng của việc nêu gương ấy là gì ? 2. Phần 2 tgia đã tố cáo tội ác của giặc và bày tỏ nỗi lòng mình như thế nào?
3. Phần 3 : đưa ra lời phê phán nghiêm khắc đối với thái độ của các tướng sĩ dưới quyền như thế nào ?
4. Phần 4: Vạch ra ranh giới đúng sai ra sao? Đánh giá :
+Biện pháp tu từ ?
+Giọng văn ?
+ Lập luận
+ Nội dung: tình cảm của t giả..
CHÉP MẠNG CŨNG ĐC NHƯNG PHẢI ĐÚNG NHA
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
140
2
1
Phùng Minh Phương
04/05/2023 20:03:28
+5đ tặng
1) 

 - Về tác giả Trần Quốc Tuấn (2đ):

      + Thời đại: (1231? – 1300), là vị anh hùng triều Trần, góp công lớn cùng quân dân nhà Trần đại phá quân Nguyên Mông.

      + Gia đình - quê hương: Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.

      + Bản thân: Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Mông – Nguyên tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm Tướng chỉ huy. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã có những chiến thắng quan trọng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

      + Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Trong giai đoạn giặc Mông – Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” để truyền lệnh cho các tướng, răn dạy quân sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị chống giặc.

      + Sau khi kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến xin ý kiến, kế sách của ông.

      + Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong là Đức Thánh Trần.

      + Đặc biệt, danh tướng Trần Hưng Đạo đã được các nhà bác học và quân sự thế giới vinh danh là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự của thế giới trong một phiên họp do Hoàng gia Anh chủ trì tại Luân Đôn vào năm 1984.

   - Về tác phẩm Hịch tướng sĩ (1đ):

      + Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai, bằng thể hịch.

      + Mục đích: khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.

      + Bố cục: 4 phần

      + Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện cụ thể qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến với kẻ thù xâm lược.

      + Nghệ thuật: Áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, giàu hình ảnh và sức biểu cảm.

2)Tác giả muốn những binh lính, tướng sĩ thấy được những tấm gương trung thần nghĩa sĩ để noi theo những tấm gương đó. Khơi gợi tinh thần yêu nước, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phạm Tú
04/05/2023 22:46:21
+4đ tặng

Phần 3:
-Trần Quốc Tuấn đã đưa ra lời răn khắt khe với các tướng sĩ: Ông khiển trách họ vì đã không tận tâm trong việc bảo vệ đất nước. Các tướng sĩ chỉ quan tâm đến việc tăng chức vụ, tiền lương, điều kiện sống thoải mái, và thậm chí không quan tâm đến việc huấn luyện quân sự và rèn luyện kỹ năng chiến đấu: " kẻ thì chọi gà" , "kẻ thì đánh bạc", "có người chỉ chăm vườn ruộng, cốt nuôi nhà" ; "có người chỉ mến vợ con", "lấy mình làm trọng; cũng có kẻ chỉ lo làm giàu, ... mê tiếng hát hay." Rồi ông lấy luôn về những minh chứng cho điều đó: "cựa con gà không thể đâm thủng áo-giáp của giặc"; "thuật ở bàn bạc không thể đem làm mưu ở trong quân"; "của cải tuy nhiều, không thể mua được đầu giặc"; "chó săn tuy khỏe, không thể đuổi được quân thù", ...

-Ông phê phán nghiêm khác và răn rằng nếu như họ vẫn tiếp tục giữ thái độ như vậy, sẽ dẫn đến thất bại và bị đánh bại một cách thảm hại bởi kẻ thù trong trận chiến, khi đó họ sẽ không chỉ mất đi danh dự mà còn mất cả tài sản, gia đình, và cả tính mạng:" Qua lời khuyên răn đanh thép đó ông đã kêu gọi các tướng sĩ phải tích cực huấn luyện quân sĩ, rèn luyện kỹ năng chiến đấu, để bảo vệ nước nhà.
Phần 4:
-Biện pháp tu từ trong phần 4:
+Sử dụng cách diễn đạt tương phản giữa "theo lời dạy bảo của ta" và "trái lời dạy bảo của ta" để thuyết phục người đọc mà ở trong đây là các binh lính.
+Sử dụng cách diễn đạt tượng hình.
+So sánh ngầm: nếu nghe ta thì mới phải đạo thần chủ còn trái ta thì người cũng như là nghịch thù của ta
-Tác dụng:
Nhấn mạnh các binh sĩ rằng ai cũng phải đọc binh thư yếu lược, thao lược, rèn luyện bản thân để đánh đuổi giặc và thái độ của ông với các binh lính khi thuận và trái
-Giọng văn đanh thép, cứng cỏi.
-Luận lý rõ ràng, minh chứng rõ nét: "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung ... giơ tay không mà chịu thua giặc" -> giúp cho binh lính hiểu được sự cần thiết của rèn luyện -> kích động tinh thần yêu nước trong mỗi người lính
-Tình cảm của tác giả được thể hiện rất rõ là tình cảm yêu nước vô cùng đồng thời căm hờn giặc cũng như những binh lính làm trái lời dạy bảo của ông là nghịch thù.

Phạm Tú
xong r á, nhớ chấm cho a nhá

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×