Câu 21. Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để:
A. Giảm ma sát với không khí.
B. Giảm sự dẫn nhiệt.
C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra-đa.
D. Ít hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt trời.
Câu 22. Thả một chiếc thìa vào một cốc nước nóng thì:
A. Nhiệt năng của nước trong cốc tăng.
B. Nhiệt năng của chiếc thìa tăng.
C. Nhiệt năng của chiếc thìa giảm.
D. Nhiệt năng nước trong cốc không đổi.
Câu 23. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ yếu trong chất nào?
A. Chất khí và chất rắn. B. Chân không.
C. Chất lỏng và chất khí. D. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.
Câu 24. Vật nào sau đây có động năng lớn nhất (khi các vật chuyển động cùng vận tốc)?
A. Xe tải có trọng lượng 15000N. B. Xe ô tô có trọng lượng 7800N.
C. Xe đạp có trọng lượng 300N. D. Xà lan có trọng lượng 300000N
Câu 25. Người ta thường dùng chất liệu sứ để làm bát đĩa, bởi vì:
A. Sứ lâu hỏng. B. Sứ dẫn nhiệt tốt.
C. Sứ cách nhiệt tốt. D. Sứ rẻ tiền.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
B. Các nguyên tử, phân tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D. Các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
Câu 27. Công thức tính công cơ học là:
A. A = <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]--><!--[if gte mso 9]--><xml> </xml><![endif]--> B. A = m.V C. A = <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]--><!--[if gte mso 9]--><xml> </xml><![endif]--> D. A = F.s
Câu 28. Đơn vị của công suất là:
A. J.s B. m/s C. Km/h D. W
Câu 29. Trường hợp nào sau đây vật có thế năng ?
A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà. B. Trái bóng đang lăn trên sân.
C. Quả bóng đang bay trên cao. D. Em bé đang đọc sách.
Câu 30. Để đưa hàng lên ô tô người ta có thể dùng 2 tấm ván: tấm A dài 2m, tấm B dài 4m. Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Dùng lực để đưa hàng lên trên hai tấm ván bằng nhau.
B. Công cần thực hiện trong hai trường hợp đều bằng nhau.
C. Dùng tấm ván A sẽ cho ta lợi 2 lần về công.
D. Dùng tấm ván B sẽ cho ta lợi 4 lần về công.
Câu 31. Khi nén không khí trong một chiếc bơm xe đạp thì:
A. Khoảng cách giữa các phân tử không khí giảm.
B. Số phân tử không khí trong bơm giảm.
C. Khối lượng của các phân tử không khí giảm.
D. Kích thước của các phântử không khí giảm.
Câu 32. Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?
A. Do hiện tượng truyền nhiệt C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt
B. Do hiện tượng đối lưu D. Do hiện tượng dẫn nhiệt
Câu 33. Đơn vị của nhiệt lượng là gì?
A. Paxcan (Pa) B. Oát (W)
C. Jun (J) D. Kilogam mét (kg.m)
Câu 34. Công suất được xác định bằng:
A. Lực tác dụng trong một giây.
B. Công thức P = A.t.
C. Công thực hiện được trong một giây.
D. Công thực hiện khi vật dịch chuyển một mét.
Câu 35. Nhiệt lượng chiếc bánh nướng trong lò nướng cần thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?A. Khối lượng của chiếc bánh. B. Nhiệt độ của chiếc bánh.
C. Chất làm chiếc bánh. D. Hình dạng của chiếc bánh.
Câu 36. Gió được tạo thành là do:
A. Sự bức xạ nhiệt của lớp không khí nóng tới Trái Đất.
B. Dòng đối lưu giữa các lớp không khí nóng và không khí lạnh trên mặt đất.
C. Sự bức xạ nhiệt giữa các lớp không khí lạnh và nóng trên mặt đất.
D. Sự dẫn nhiệt giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.
Câu 37: Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?
A. Q = m.(t – t0) B. Q = m.c.(t0 – t)
C. Q = m.c D. Q = m.c.(t – t0)
Câu 38: Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng?
A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C.
B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.
C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.
D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C.
Câu 39. Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:
A. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.
B. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.
C. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C.
D. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.
Câu 40. Một học sinh kéo đều một gàu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên, mất hết 30 giây. Công suất của lực kéo là:
A. 720W. B. 12W. C. 180W. D. 360W.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 21. Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để:
A. Giảm ma sát với không khí.
B. Giảm sự dẫn nhiệt.
C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra-đa.
D. Ít hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt trời.
Câu 22. Thả một chiếc thìa vào một cốc nước nóng thì:
A. Nhiệt năng của nước trong cốc tăng.
B. Nhiệt năng của chiếc thìa tăng.
C. Nhiệt năng của chiếc thìa giảm.
D. Nhiệt năng nước trong cốc không đổi.
Câu 23. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ yếu trong chất nào?
A. Chất khí và chất rắn. B. Chân không.
C. Chất lỏng và chất khí. D. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.
Câu 24. Vật nào sau đây có động năng lớn nhất (khi các vật chuyển động cùng vận tốc)?
A. Xe tải có trọng lượng 15000N. B. Xe ô tô có trọng lượng 7800N.
C. Xe đạp có trọng lượng 300N. D. Xà lan có trọng lượng 300000N
Câu 25. Người ta thường dùng chất liệu sứ để làm bát đĩa, bởi vì:
A. Sứ lâu hỏng. B. Sứ dẫn nhiệt tốt.
C. Sứ cách nhiệt tốt. D. Sứ rẻ tiền.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |