Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục của Pháp trong chương trình khai thác

chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục của Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam 1897- 1914 như thế nào?
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
62
1
0
Tr Hải
06/05/2023 21:21:08
+5đ tặng

1. Tổ chức bộ máy Nhà nước.

- Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.

- Việt Nam bị chia thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa. Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, đứng đầu xứ và tỉnh là các viên quan người Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam vẫn là làng xã, do các chức dịch địa phương cai quản. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.

2. Chính sách kinh tế.

- Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì, chỉ tính đến năm 1902 đã có 182.000 ha ruộng đất bị Pháp chiếm. Riêng giáo hội Thiên Chúa đã chiếm ¼ diện tích cày cấy ở Nam Kì.

- Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô như địa chủ Việt Nam.

- Trong công nghiệp, trước hết thực dân Pháp tập trung vào khai thác than và kim loại. Năm 1912, sản lượng khai thác than đã tăng gấp hai lần sản lượng năm 1903. Trong năm 1911, Pháp đã khai thác hàng vạn tấn quặng kẽm, hàng trăm tấn thiếc, đồng, hàng trăm kg vàng và bạc.

- Sau công nghiệp khai thác, các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm, rượu, đường, vải sợi… cũng đem lại cho chúng nguồn lợi lớn.

- Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Đường bộ vươn tới những nơi xa xôi hẻo lánh. Đường thuỷ ven biển và kênh rạch ở Nam Kì được khai thác triệt để. Đến năm 1912, hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2059 km.

- Để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế. Trong khi đó, hàng hoá các nước khác bị đánh thuế rất cao, có mặt hàng tới 120%. Hàng hoá của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Pháp tiến hành đánh các thứ thuế mới chồng lên các thuế đã cũ có từ trước khi Pháp tới. Nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện. Ngoài ra, chúng còn bắt phu đắp đường, đào sông, xây cầu, dinh thự, đồn bốt…

3. Chính sách văn hoá, giáo dục.

- Năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến nhưng một số kì thi có thêm môn Tiếng Pháp. Sau đó, do nhu cầu học tập của con em các quan chức thực dân và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị, chính quyền Pháp ở Đông Dương bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế.

- Hệ thống giáo dục phổ thông được chia làm ba bậc: 

+ Bậc Ấu học ở xã thôn (dạy chữ Hán và Quốc ngữ).

+ Bậc Tiểu học ở phủ, huyện (dạy chữ Hán và Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Kly
06/05/2023 21:21:08
+4đ tặng

Chính sách kinh tế

-Nông nghiệp

+ Cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

+ Phát canh thu tô.

- Công nghiệp

Khai thác mỏ than, kim loại, các ngành sản xuất: xi măng, điện, chế biến gỗ.

-Giao thông vận tải

Tăng cường xây dựng hệ thống đường bộ, sắt, thủy để bóc lột kinh tế, đ áp phong trào đấutranh của nhân dân

- Thương nghiệp

+ Độc chiếm thị trường.

+ Đánh thuế nặng nhất là muối, rượu , thuốc phiện.

Mục đích: khai thác thuộc địa, vơ vét sức người, sức của làm giàu tư

bản Pháp. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân  phục vụ cho

mục đích quân sự.

Kly
chấm5 đ nhé
1
0
thảo
06/05/2023 21:21:16
+3đ tặng

Chính sách văn hóa, giáo dục

-  Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và trí thức cựu học để phục vụ cho chính sách cai trị nô dịch.

- Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị. Cùng với đó, Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế.

* Nhận xét: 

Thông qua lợi dụng giáo dục phong kiến, Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng. Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt. Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị...

- Tuyên truyền văn hóa, lối sống phương Tây thông qua sách báo có nội dung độc hại.

- Duy trì “văn hóa làng” theo hướng bần cùng hóa và ngu dân hóa.

- Duy trì các thói hư tật xấu như uống rượu, nghiện hút, hủ tục ma chay, cưới xin, đồng bóng, mê tín dị đoan...


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×