Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét về bài thơ"viếng lăng bác" của viễn phương, có ý kiến cho rằng " Bài thơ" viếng lăng bác ", thể hiện tấm lòng thành kính và niềm động sâu sắc của nhà thơ trên và của mọi người đối với bác Hồ khi vào lăng viếng bác"

nhận xét về bài thơ"viếng lăng bác" của viễn phương, có ý kiến cho rằng " Bài thơ" viếng lăng bác " thể hiện tấm lòng thành kính và niềm động sâu sắc của nhà thơ trên và của mọi người đối với bác Hồ khi vào lăng viếng bác"
em hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên
Ngày Ngày mặt trời đi qua trên lăng
thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ,
Ngày Ngày dòng người đi trong thương nhớ
kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
vẫn biết trời xanh là mãi mãi
mà sao nghe nhói ở trong tim.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
851
3
0
Kly
07/05/2023 06:07:17
+5đ tặng

  Viếng Lăng Bác của Viễn Phương là một trong những bài thơ vô cùng xúc động.cóthể nói Bài thơ" viếng lăng bác " thể hiện tấm lòng thành kính và niềm động sâu sắc của nhà thơ trên và của mọi người đối với bác Hồ khi vào lăng viếng bác" Bài thơ ra đời trong khoảnh khắc xúc động, bài thơ là tấm lòng thành kính xót thương biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như đồng bào miền Nam đối với vị lãnh tụ, người cha già kính yêu dân tộc.

     Lần đầu tiên nhà thơ được ra miền Bắc viếng Bác khi vào lăng viếng Bác.

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"

     Câu thơ chất chứa biết bao tình cảm con người ra thăm lăng Bác. Lời thơ còn ẩn chứa nỗi niềm ra thăm Bác nào ngờ ngày hội thống nhất non sông Bác không còn nữa, nhà thơ không nói viếng mà nói thăm bởi không muốn nghĩ rằng Bác đã đi xa. Mọi người về thăm Bác - thăm cha là lẽ tự nhiên. Ấn tượng đậm nét đầu tiên về cảnh quan nơi Bác nghỉ là hàng tre bát ngát trong sương sớm biết bao sức sống.

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

     Xa xa nổi bật là hàng tre bát ngát một hình ảnh thân quen ở đâu tại Việt Nam cũng thấy. Tre kiên cường bất khuất, tre biểu tượng đẹp của con người Việt Nam dẻo dai bền bỉ kiên cường trước mọi phong ba bão táp lửa đạn kẻ thù. Tre kiên định anh hùng nay lại đứng bên Người bảo vệ cho Người yên giấc, nỗi xúc động trào dâng khiến nhà thơ thốt lên:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

     Thể hiện sự thiêng liêng thành kính tự hào bởi từ lâu cây tre - Hồ Chí Minh đã có mối quan hệ nội tại gắn bó và thống nhất trở thành biểu tượng quen thuộc với nhân dân thế giới.

     Khổ hai có hai câu đối xứng chứa hai hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ. Hình ảnh thực là hình ảnh mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng, và hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng rất đỏ là Bác. Nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng hơi ấm sự sống cho muôn loài thì Bác Hồ là mặt trời đem lại sự đổi thay dân tộc. Hai hình ảnh sánh đôi soi chiếu tỏa sáng cho nhau. Cũng như vậy nhà thơ lấy hình ảnh thật của đoàn người. Hằng ngày nối đuôi nhau thành hình ảnh "Đi trong thương nhớ, kết tràng hoa" các so sánh vừa đẹp vừa lạ. Đoàn người kết thành dây hoa bất tận dâng người 79 mùa xuân. Cách dùng từ tinh tế và hình ảnh đẹp diễn tả tình cảm nhớ thương cũng như của nông dân Việt Nam miền Nam với Bác.

     Nhà thơ diễn tả cảm xúc xót thương khi vào tới bên trong lăng. Khung cảnh trang nghiêm yên tĩnh như liên kết cả không gian thời gian và người nằm đó thanh thản bình yên.

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên"

     Hình ảnh Bác "giấc ngủ bình yên, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền" câu thơ thực và mộng gợi nhiều liên tưởng. Từ hình ảnh vầng trăng liên tưởng tới thơ Bác nhiều bài tràn ngập ánh trăng. Với hình ảnh trăng nhà thơ còn muốn tạo ra một hình ảnh kì vĩ Bác - Mặt trời - Vầng trăng - Trời xanh. Nếu mặt trời là biểu tượng của ánh sáng lí tưởng thì vầng trăng lại là tâm hồn trong sáng cao đẹp là tình yêu thương dịu hiền của Bác với mọi người. Vẫn biết Bác sống mãi với nhân dân đất nước như mặt trời, vầng trăng, bầu trời xanh nhưng sao vẫn nghe nhói đau trong tim. Nỗi đau trước một sự thật không khác được là Bác đã đi xa.

     Cảm xúc dâng trào sau phút giây ngắn ngủi ở bên Người, ngày mai trở về miền Nam, những nguyện ước chân thành lại trào lên trong tâm hồn nhà thơ:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

     Thương trào nước mắt đó là một tình cảm rất thực không chỉ ở nhà thơ mà bất cứ ai đến viếng Bác. Nước mắt không phải rưng rưng mà trào ra đó là cảm xúc mãnh liệt chính từ cảm xúc nhớ thương vô hạn ấy mà lời thơ trở lên dứt khoát diễn tả bao ước muốn "Muốn làm chim hót, hoa tỏa hương, cây tre". Mọi ước muốn của nhà thơ đều quy tụ một điểm là mong được gần Bác. Bước chân trở về miền Nam mà lòng biết bao lưu luyến nhớ thương, hình ảnh cây tre tái hiện khép kín, bài thơ như một sự hô ứng khiến kết cấu bài thơ chặt chẽ giàu cảm xúc giàu ý nghĩa.

     Bài thơ "Viếng Lăng Bác" đã để lại cho bạn đọc rất nhiều cảm xúc sâu lắng và thiết tha. Với nhiều hình ảnh ẩn dụ vô cùng độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ Viếng Lăng Bác, Viễn Phương đã thay mặt nhân dân miền Nam nói riêng và toàn thể nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác những nỗi niềm cảm xúc chân thành, sự tôn kính thiêng liêng. Bài thơ vẫn sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc và gợi nhắc cho những thế hệ mai sau kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng một cách sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của một người vĩ đại mà vô cùng giản dị - Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời tươi đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
thảo
07/05/2023 06:09:55
+4đ tặng

Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương là một bài thơ ca ngợi tình cảm thành kính và niềm động lòng sâu sắc của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng. Đoạn thơ sau đây làm sáng tỏ ý kiến trên:

"Ngày Ngày mặt trời đi qua trên lăng
thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ,
Ngày Ngày dòng người đi trong thương nhớ
kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
vẫn biết trời xanh là mãi mãi
mà sao nghe nhói ở trong tim."

Trong đoạn thơ này, nhà thơ Viễn Phương miêu tả cảm giác của người vào lăng viếng khi thấy mặt trời rực rỡ đỏ trong lăng, cùng với dòng người đi trong thương nhớ kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. Bên cạnh đó, hình ảnh Bác Hồ nằm trong giấc ngủ bình yên giữa vầng trăng sáng dịu hiền cũng làm tăng thêm cảm giác trầm lắng, sâu sắc của người viếng thăm. Cuối cùng, bài thơ còn nhấn mạnh rằng dù Bác Hồ đã ra đi nhưng trời xanh vẫn mãi mãi tồn tại, tuy nhiên, cảm giác nhói trong tim của người viếng thăm khiến cho hình ảnh của Bác Hồ vẫn luôn hiện hữu và được tôn vinh. Từ đó, chúng ta có thể thấy được tình cảm thành kính và niềm động lòng sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×