Câu 1. Nuôi dưỡng vật nuôi là
A. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng, phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng vật nuôi.
B. Tạo môi trường tốt cho vật nuôi.
C. Cung cấp đủ lượng thức ăn hàng ngày.
D. Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
Câu 2. Chăm sóc vật nuôi là
A. Cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn của vật nuôi.
B. Thường xuyên quan tâm tới vật nuôi như tạo môi trường chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
C. Đảm bảo nhiệt độ tốt trong chuồng.
D. Cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Câu 3. Nuôi dưỡng vật nuôi đực giống cần
A. Tắm chải thường xuyên.
B. Cho ăn vừa đủ để chúng không quá béo hoặc quá gầy.
C. Làm chuồng nuôi rộng rãi.
D. Khai thác tinh thường xuyên.
Câu 4. Gà từ 1 đến 3 tháng cần ăn mấy lần một ngày?
A. 1 lần B. 2 lần C. 3 – 4 lần D. 5 lần
Câu 5. Chăm sóc bò cái sinh sản phải chú ý đến giai đoạn
A. Hậu bị, đẻ trứng
B. Hậu bị, chửa
C. Chửa, nuôi con
D. Hậu bị, chửa, nuôi con
Câu 6. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi là
A. Giữ vệ sinh chuồng trại.
B. Vắc xin, giống, môi trường.
C. Trị bệnh kịp thời.
D. Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh.
Câu 7. Phòng bệnh cho gà cần đảm bảo mấy sạch?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8. Nguyên nhân bệnh tiêu chảy là
A. Do nhiễm khuẩn
B. Do virus
C. Do virus cúm gia cầm gây ra
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Dùng thuốc trị bệnh cho gà cần tuân thủ nguyên tắc nào?
A. Đúng thuốc
B. Đúng thời điểm
C. Đúng liều lượng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10. Để phòng bệnh tiêu chảy cho gà nên
A. Cho ăn thức ăn sạch. B. Tiêm vắc xin
C. Luôn cho ăn thức ăn sạch, thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống sạch sẽ.
D. Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi.
Câu 11. Phòng bệnh cho vật nuôi không nên
A. Nuôi dưỡng tốt B. Chăm sóc chu đáo
C. Nhốt chung vật nuôi khỏe với vật nuôi ốm. D. Vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại.
Câu 12. Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi không đúng cách
A. Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi.
B. Vật nuôi mau lớn.
C. Vật nuôi sẽ ngộ độc.
D. Vật nuôi sẽ bị cảm lạnh.
Câu 13. Vai trò của thủy sản là
A. Tạo việc làm cho lao động. B. Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí.
C. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 14. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về vai trò của ngành thủy sản?
A. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
C. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.
D. Tạo việc làm cho người lao động.
Câu 15. Đâu là thủy sản có giá trị xuất khẩu cao?
A. Cá rô phi B. Cá tra C. Cá chép D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16. Trong các loài thủy sản sau, loài nào có giá trị kinh tế cao ở nước ta?
A. Cá rô và cá basa
B. Cá basa và cá song
C. Cá trắm và cá ngừ
D. Tất cả đều sai.
Câu 17. Thời gian mỗi lần phơi đáy ao là
A. 2 ngày B. 3 – 5 ngày C. trên 5 ngày D. 8 ngày
Câu 18. Khi chọn cá giống cần đảm bảo yêu cầu là
A. Màu sắc tươi sáng
B. Phản ứng nhanh nhẹn
C. Kích cỡ phù hợp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 19. Thức ăn cho cá thương phẩm thường dùng là
A. Thức ăn thô.
B. Thức ăn viên.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cám ngô.
Câu 20. Việc vệ sinh, xử lý ao nuôi trước khi cho nước sạch vào để nuôi tôm, cá có tác dụng gì?
A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi
B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá.
C. Làm giảm độ chua (pH) của nước trong ao nuôi.
D. Giảm hiện tượng thiếu oxygen trong nước.
Câu 21. Cho tôm, cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường nuôi?
A. Cho lượng thức ăn ít.
B. Cho lượng thức ăn nhiều.
C. Cho lượng thức ăn vừa đủ, cho ăn nhiều lần và theo quy định.
D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và phối hợp bón phân hữu cơ vào ao.
Câu 22. Để quản lý chất lượng nước ao nuôi cá cần phải làm những công việc gì?
A. Rắc vôi vào nước ao để tiêu diệt những loài vi sinh vật gây hại cho tôm, cá nuôi.
B. Đắp bờ ao và trồng cây xanh xung quanh ao nuôi tôm, cá.
C. Hàng tuần cần bổ sung nước sạch bù đắp phần nước bay hơi, định kì cắt cỏ, vệ sinh quanh ao.
D. Thường xuyên cung cấp và cho ăn nhiều loại thức ăn.
Câu 23. Khi thấy hiện tượng cá ngạt, nổi đầu cần làm việc gì ngay?
A. Báo ngay với kĩ sư thủy sản. B. Bật ngay máy quạt nước hoặc máy phun mưa.
C. Vớt cá. D. Cho cá ăn.
Câu 24. Vai trò của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản là gì?
A. Đảm bảo thủy sản sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật.
B. Đảm bảo thủy sản sinh trưởng, tạo thực phẩm sạch.
C. Bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
D. Đảm bảo thủy sản sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật, tạo thực phẩm sạch, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
Câu 25. Có mấy biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 26. Biện pháp nào dưới đây không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người?
A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.
B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.
D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.
Ai giúp mình với ạ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |