Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý: Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giày, Thánh Gióng, Con rồng cháu tiên

Giúp mình nhanh nhá lập giàn ý về 4 bài văn
 
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.500
3
2
doan man
17/09/2018 12:52:56
I. Mở bài Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể. II. Thân bài Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự: - Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: Ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương. - Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương. - Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận. - Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau. III Kết bài - Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
doan man
17/09/2018 12:54:25
I. Mở bài Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.
II. Thân bài Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:
- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: Ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.
- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận
- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.
III Kết bài
- Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.
4
1
doan man
17/09/2018 12:56:00
1. Phần Mở bài
- Ta là Hùng Vương thứ 18. Ta có một người con gái tên là Mị Nương. Con gái ta người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.
- Ta yêu thương con gái ta hết mực. Ta muốn kén cho con gái ta một người chồng thật xứng đáng.
- Tin ta kén chồng cho con gái lan đi khắp mọi nơi.
2. Phần Thân bài
a) Những người đến cầu hôn
- Có hai chàng trai đến cầu hôn con gái ta.
- Một chàng tên là Sơn Tinh. Chàng ờ vùng núi Tản Viên. Chàng trai này có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng là chúa vùng non cao.
- Một chàng tên là Thủy Tinh. Chàng trai này cũng có tài không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Chàng là chúa vùng nước thẳm.
- Ta băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.
- Ta bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc.
- Mọi người đồng ý với ta là đặt những đồ vật sính lễ để hai chàng trai đêm đến. Ai đem đến trước thì sẽ được cưới con gái của ta.
b) Đồ vật sính lễ
Sau khi bàn bạc, ta và các Lạc hầu chọn những đổ sính lễ sau:
- Một trăm ván cơm nếp
- Một trăm nẹp bánh chưng
- Một đôi voi chín ngà
- Một đôi gà chín cựa
- Một đôi ngựa hồng mao
c) Kết quá của việc chọn rể và trận chiến xảy ra
- Chàng Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm và ta cho rước con gái ta về núi.
- Chàng Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyến cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Nhưng Sơn Tinh, chàng rể ta không hề nao núng. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, con rể ta đã thắng.
3. Phần Kết hài
- Tuy thất bại nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Sơn Tinh, con rể ta đem hết tài lạ của mình ra đánh lại Thủy Tinh.
- Năm nào cũng vậy, Thủy Tinh đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Sơn Tinh để cướp Mị Nương, đành chịu thua và rút quân về.
3
2
doan man
17/09/2018 12:58:38
1. Phần Mở bài
- Nếu truyện “Con Rồng cháu Tiên” giúp em hiểu được về cội nguồn dân tộc thì truyện “Bánh chưng, bánh giầy” vừa giúp em hiểu được nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa giúp em hiểu được thành tựu văn minh nông nghiệp à buổi đầu dựng nước của cha ông ta.
- “Bánh chưng, bánh giầy” là một truyền thuyết để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc về con người đất Việt với những phẩm chất tốt đẹp: cần cù và sáng tạo trong lao động.
- Những yếu tố thần kì trong truyện cũng giúp em cảm nhận nội dung câu chuyện một cách nhẹ nhàng và lí thú hơn.
2. Phần Thân bài
a). Cảm nhận tác phẩm về mặt nội dung
* Truyện đã giúp em hiển về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy
- Vua Hừng Vương lúc về già muốn truyền ngôi nhưng trong 20 người con trai, vua không biết nên truyền ngôi cho ai. Nhà vua gọi các con lại và nói rõ yêu cầu rằng trong ngày lễ Tiên vương, ai làm vừa ý nhà vua thì sẽ truyền ngôi cho.
- Các lang đua nhau đi tìm của quý trên rừng dưới biển mong vừa ý vua cha để ngôi báu về mình.
- Lang Liêu là con trai thứ mười tám của vua cha. Chàng nghèo nhất trong các người con. Quanh năm, chàng chỉ biết có ruộng đồng nên trong nhà chi có khoai lúa.
- Trong giấc mộng, chàng nghe tiếng thần dạy báo hãy lấy gạo làm bánh mà làm lễ Tiên Vương. Và chàng đã làm ra bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông là tượng Đất. Bánh giầy hình tròn là tượng Trời. Nhờ hai thứ bánh này mà vua Hùng đã chọn Lang Liêu là người nối ngôi.
- Cũng từ đó, nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết.
Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” cho em ấn tượng tốt dẹp về tinh thần lao động cần cù vù sáng lạo của cha ông ta
- Là con trai của vua nhưng Lang Liêu quanh năm lao động cần cù. “Từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai.
- Lang Lieu là một người lao động rất sáng tạo. Thần chỉ mách báo Lang Liêu lấy lúa gạo làm bánh để tế lễ Tiên Vương. Từ lời dặn còn chung chung đó, Lang Liêu đã tự mình nghĩ ra cách làm hai loại bánh.
+ “Chàng chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ”. Chàng làm được thứ bánh hình vuông mà vua cha đặt tên là bánh chưng vì đó là tượng Đất.
+ “Củng thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn". Chàng Lang Liêu đã làm được thứ bánh hình tròn mà vua cha đặt tên là bánh giầy vì đó là tượng Trời.
- Phái là người có óc sáng tạo, Lang Liêu mới nghĩ ra cách làm hai thứ bánh đó.
* Câu chuyện hàm chứa một bài học giáo dục sâu sắc
- Bánh giày tượng Trời. Bánh chưng tượng
Đất. “Các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Lá bọc ngoài mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau”. Lời nhận xét về bánh chưng thực ra là một lời nhắc nhở con cháu, nhắc nhở mọi người phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
- Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” còn có một ý nghĩa sâu xa. Câu chuyện cho ta thấy tầm nhìn xa trông rộng của vua Hùng: “Giặc ngoài đã dẹp yên. Nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững”. Như vậy, vua Hùng đã lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên... trong việc giữ nước.
b). Cảm nhận về mặt nghệ thuật của tác phẩm
- Trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy” có yêu tố hoang đường, kì ảo. Đó là nhân vật thần xuất hiện trong giấc mộng của Lang Liêu. Thần bảo Lang Liêu: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thỉ mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”.
- Việc thần xuất hiện giúp Lang Liêu thể hiện mong muốn chính đáng của nhân dân ta. Thần chỉ xuất hiện giúp đỡ Lang Liêu chứ không giúp đỡ những người con trai khác của vua. Lang Liêu là người thiệt thòi nhất trong những người con trai của vua Hùng. Lang Liêu siêng năng, cần cù và sáng tạo. Lang Liêu xứng đáng để được thần giúp đỡ. Nhất định, nối ngôi cha, Lang Liêu sẽ là một ông vua nhân đức, hiểu dân, biết yêu quý nghề nông, một nghề cơ bản của dân tộc.
- Trong truyện có rất nhiều hình ảnh quen thuộc đời thường: thịt mỡ, đậu xanh, lá dong, gạo nếp,... Những hình ảnh này mỗi người dân đều biết. Có lẽ vì vậy mà khi nói đến sự tích bánh chưng, bánh giầy, không ai không biết.
3. Phần Kết bài
- Mỗi khi được cùng ông nội ngồi bên bếp lửa hồng với nồi bánh chưng sôi ùng ục trên bếp, em lại nhớ đến câu chuyện về bánh chưng, bánh giầv.
- Ngày nay, người ta có thể đun bánh chưng bằng ga, bằng than, nhưng sao em vẫn thích nhất bánh chưng được đun bằng củi. Em thèm được cùng anh chị em nếm những chiếc bánh chìa (bánh gói nhỏ bằng 1/4 bánh chưng) vừa được vớt ra từ nồi bánh chưng của ông nội.
- Em yêu quý phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của dân tộc. Em mong muốn phong tục này đừng bao giờ bị quên lãng trong cái Tết cổ truyền. Thiếu bánh chưng bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×